Hòa Thượng Nhất Hạnh

Hòa Thượng Kính Huyền Nhất Hạnh 

(Đệ tử của Thiền sư Phổ Tịch)

(chữ Sư trong bài chỉ thiền sư Phổ Tịch)

Một hôm tại tự viện chuẩn bị Đại hội Quần Tăng. Lúc đó có Lư Hồng, đạo cao học rộng, ẩn cư tại Tung Sơn. Sư nhờ ông viết giúp một bài văn, vịnh tán cho đại hội ngàn vị tăng mà Sư đang chuẩn bị.

Đến ngày Lư Hồng cầm bản văn đến tự viện, Sư nhận lấy để trên bàn. Chuông trống đã khởi lên, trầm hương cũng đã thắp. Lư Hồng nói với Sư: Tôi viết bài văn này cả ngàn chữ, huống nữa dùng chữ hiếm có câu cú lạ. Sao chẳng nơi ngàn vị tăng kia, chọn một người thông minh dĩnh ngộ, tôi cần đích thân truyền đọc cho vị ấy một lần.

Sư gọi đệ tử Nhất Hạnh[1] đến, Nhất Hạnh mỉm cười cầm bản văn kia lướt sơ qua rồi đặt xuống bàn. Lư Hồng thấy thái độ khinh suất, thầm trách.

Chẳng bao lâu, các vị tăng lên Phật đường. Nhất Hạnh đắp y tiến đến trước, thần tình thư thái, tụng bản văn kia không sót một chữ, âm thanh trầm bổng. Lư Hồng kinh ngạc, im lặng giây lâu, bảo với Sư: “Ông ta chẳng phải là người ông có thể chỉ dạy, hãy để ông ta tùy ý du phương tham học”.

*

Cuối niên hiệu Khai Nguyên (khoảng 740), Bùi Khoan (679-754) làm phủ doãn (thái thú) Hà Nam, ông kính mộ Phật giáo, lấy lễ thầy trò đối với Phổ Tịch, ngày đêm đều đến lễ bái tham vấn.

Một hôm Bùi Khoan đến, Sư bảo rằng: “Ta có một việc nhỏ, hôm nay không rảnh bàn luận được, tạm nghỉ một hôm”.

Bùi Khoan lặng lẽ đến một phòng trống, thấy Sư đang dọn dẹp điện đường, thắp hương, tĩnh tọa trong đó. Chưa được bao lâu, chợt nghe tiếng gõ cửa, bèn nói: Hòa thượng Nhất Hạnh đến.

Nhất Hạnh tiến đến trước Sư làm lễ, lễ xong, đến cạnh Sư nói khẽ khàng vào tai, dáng điệu rất cung kính. Sư chỉ lắng nghe, không biểu lộ điều gì. Nói xong lại làm lễ, lễ xong nói tiếp. Ba lần như thế, chỉ nghe Sư nói “Phải! Phải!” Không có một chút gì chẳng chấp nhận. Nhất Hạnh nói xong, lui xuống thềm, đi về phòng phía nam, tự mình đóng cửa.

Sư chậm rãi bảo đệ tử: Thỉnh chuông! Hòa thượng Nhất Hạnh đã tịch.

Những người bên cạnh đến xem, quả là như lời Sư nói. Sau khi Nhất Hạnh tịch, Bùi Khoan mặc áo tang đưa linh cữu ra khỏi thành tống táng.

*

Sư được vua Huyền Tông lễ kính sắc ở thành đô. Sư tại kinh thành truyền pháp hơn hai mươi năm, hàng vương công quý tộc, sĩ phu thứ dân đều đến tham vấn. Khi Sư thị tịch, được ban thụy hiệu Đại Chiếu Thiền Sư.

Lý Ung (678-747) nhà đại thư pháp đời Đường viết bài minh trên tháp. □


[1] Hòa thượng Nhất Hạnh (683-?) thế danh Trương Toại, thân phụ nguyên quán tại Đôn Hoàng Cam Túc, sau dời đến Xương Lạc, Ngụy Châu (Hà Nam) làm huyện lệnh. Trương Toại sinh trưởng tại đất này. Phụ thân mất sớm, nên đời sống rất bần khổ, nhưng ông rất hiếu học, không bao giờ mỏi mệt, yêu thích nghiên cứu về thiên văn, lịch pháp.

Năm 705 ông vào chùa Sùng Dương, Tung Sơn theo thiền sư Phổ Tịch xuất gia. Pháp danh Kính Huyền, pháp hiệu Nhất Hạnh.



http://www.minghui-school.org/school
當時有個叫盧鴻的,道高學富,隱居在嵩山.普寂便請他寫篇文章,詠讚這次盛會.到了這一天,盧鴻拿著文章來到寺院,普寂師父接過後,放到幾案上.鐘聲敲響了,香也點燃了,盧鴻請求普寂道:「我寫的這篇文章長達數千言,況且用字生僻而語句怪奇.何不在群僧之中挑選一名聰明穎悟的,我要親自向他傳授一遍.」
普寂便召喚一行.一行走過來,微笑著接過文章,只瀏覽了一遍,就把文章放到了幾案上.盧鴻看不起他這種輕率態度,暗暗責怪他.不一會兒,群僧集會於佛堂,一行撩起衣襟走了進來,神情自若地背誦著這篇文章.聲調抑揚頓挫,文章無一遺忘.盧鴻驚愕良久,對普寂說:「他不是你所能教導的人,應當讓他隨意到各地遊學.」
到了開元末年,裴寬為河南府尹、他篤信佛教,以師父之禮對待普寂禪師,白天晚上都去拜訪他.有一天,裴寬又到了普寂處,普寂說:「我正有件小事,無暇與你漫談,暫請在此休息一下.」裴寬悄悄的來到一間空房子,見普寂清洗完正面殿堂,焚香,端坐在那裡…..
一行走了進來,到普寂跟前行禮,禮畢,他貼近普寂的耳朵悄悄說話,樣子極其恭敬.普寂只是接受,毫無不可的表示.密語完了又行禮,行禮完了又密語,如此反覆三次,普寂只說「是、是」.沒有不應允的.一行說完後,走下台階,進了南屋,自己把門關好。 一行死後,裴寬披麻 帶孝,徒步送葬出城.


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *