Hòa Thượng Thiên Tuế Bảo Chưởng

THIÊN TUẾ BẢO CHƯỞNG gặp Tổ Đạt-ma nơi TRƯỜNG GIANG
(Bích họa tại chùa Lão Tổ, Hoàng Mai)

Hòa thượng Thiên Tuế người Trung Ấn. Thời Ngụy Tấn vân du qua Trung Quốc.

Sư có nguyện ở trên đời này một ngàn năm. Lúc này đã được 626 tuổi! (Vì thế nên lấy chữ “Thiên tuế” (ngàn năm) để gọi Sư).

Thiên Tuế Bảo Chưởng nghe Đạt-ma từ Lãnh Nam đến Kiến Nghiệp, bèn đến Bạch Hạ[1] gặp Đạt-ma để nghị bàn về tâm yếu.

Đạt-ma liền gọi: Lão xà-lê!

Bảo Chưởng đáp: Dạ!

Đạt-ma cười to.

Bảo Chưởng ngay đây đại ngộ. Những gì trong bảy trăm năm qua phút chốc tan chảy.

Trở về thuật kệ:

Lương thành ngộ tôn sư
Tham thiền liễu tâm địa
Phiêu nhiên nhị triết du
Cánh tận giai sơn thủy.

Thành Lương gặp tôn sư
Tham thiền rõ tâm địa
Thong dong dạo lưỡng triết[2]
Khắp sơn cùng thủy tận.

**

Hòa thượng Bảo Chưởng Thiên Tuế người Trung Ấn. Chu Uy Liệt, năm thứ mười hai Đinh mão, hấp thụ tính chất thần linh, tay trái nắm lại, đến năm bảy tuổi cạo tóc mới mở tay ra, nhân đó gọi Sư là Bảo Chưởng.

Vào thời Ngụy Tấn, du phương qua Đông đến đất này (Trung Hoa) vào nước Thục lễ bái Phổ Hiền, Sư có lòng từ rộng lớn, thường không ăn, một ngày tụng kinh Bát Nhã… các kinh hơn ngàn quyển.

Có bài vịnh rằng:

Lao lao ngọc xỉ hàn
Tợ bính nham thủy cấp
Hữu thời trung dạ tọa
Giai tiền thần quỷ khấp.

Nhọc lo răng trắng lạnh
Như suối nước chảy nhanh
Có lúc ngồi giữa đêm
Quỷ thần khóc trước thềm.

Sư du phương đến Ngũ Đài, dời đến Hoa Nghiêm ở ngọn Chúc Dung, Song Phong nơi Hoàng Mai, Đông Lâm ở Lô Sơn. Rồi tìm đến Kiến Nghiệp, gặp Tổ Đạt-ma vào triều Lương, Sư bèn hỏi ý chỉ, được khai ngộ.

*

Lương Võ Đế kính trọng Sư đạo lạp cao, thỉnh vào cung đình, chưa bao lâu đi đến Ngô.

Thuận dòng xuống Giang Đông, qua ngàn khoảnh đến Thiên Trúc, lên Mao Phong[3], lên Thái Bạch, qua Nhạn Đãng, Bàn Diêu ở Thúy Phong bảy mươi hai am tranh, rồi trở về Xích thành, dừng nghỉ ở những nơi như: Vân Môn Pháp Hoa, Chư Kị, Ngư Phố, Xích Phù, Đại Nham… Rồi trở về ngọn Phi Lai[4], dừng ở Thạch Đậu (hang đá).

Có câu: “Đi qua hết nước tứ bách châu Chi Na. Những nơi này rất thích hợp với những đạo nhân du phương”.

Lúc đó niên hiệu Trinh Quán thứ mười lăm.

Sau Sư về Bảo Nghiêm ở Phố Giang[5] cùng làm bạn với thiền sư Lãng. Mỗi khi thưa hỏi nhau, phái chó trắng chạy đến, thiền sư Lãng cũng sai Vượn Xanh làm thị giả, nên ghi trên vách tường của Lãng rằng:

Chó trắng ngậm thư đến
Vượn xanh rửa bát về.

Những nơi nào Sư đến, sau này đều thành chùa viện.

Niên hiệu Hiển Khánh năm thứ hai ngày mùng một tết, Sư tự tay đắp một pho tượng, đến mùng chín là xong, Sư hỏi đệ tử Tuệ Vân rằng: Tượng này giống gì?

Tuệ Vân thưa: Cùng Hòa thượng không khác.

Sư liền tắm rửa thay áo trải tòa ngồi kiết già bảo Tuệ Vân rằng: Ta ở đời đã một ngàn bảy trăm mười hai năm, nay sắp tạ thế. Nghe ta nói kệ:

Bổn lai vô sanh tử
Kim diệc thị sanh tử
Ngã đắc khứ trụ tâm
Tha sanh phục lai thử.

Xưa vốn không sanh tử
Nay thị hiện sanh tử
Tâm ta rời chốn cũ
Đời khác lại đến đây.

Một lát Sư phó chúc rằng:Sau khi ta diệt độ sáu mươi năm, có vị tăng đến lấy cốt ta, chớ chống cự, Sư nói xong thị tịch.

*

Sư nhập diệt năm mươi bốn năm, có trưởng lão Lạt Phù đến chỗ tháp, lễ bái thưa rằng: “Mong cửa tháp mở”, chẳng bao lâu cửa tháp mở, cốt của Sư kết lại như vàng ròng.

Lạt Phù đem đến núi Tần, vọng lập tháp để phụng thờ.

Thời Chu Uy Liệt năm Đinh mão, đến Đường Cao Tông niên hiệu Hiển Khánh năm Đinh tị mở tháp ra, quả thật một ngàn bảy trăm mười hai năm. Để nơi này trải qua hơn bốn trăm năm, lịch sử tăng chúng đều bị mất.

Niên hiệu Khai Nguyên, Trung Huệ – một người của tông Vân Môn, từng khắc bia trên đá để biết đó. □

Ngữ pháp

Xem định ngữ và phó từ trong những câu sau.

1- 魏晉間東遊此土,入蜀禮普賢

2- 次遊五臺,徙居祝融峰之華嚴,黃梅之雙峰,廬山之東林。

(Xem giải đáp nơi đây)


Chú thích


[1] Nhà Đường dời huyện Kim Lăng đến đất này đổi là huyện Bạch Hạ, sau nhân đây gọi Nam Kinh là Bạch Hạ. Nay tại tỉnh Giang Tô, phía tây bắc Nam Kinh thị.

[2] Nhị Triết gồm Triết Giang và một phần Giang Tô từ Trường Giang trở về Nam.

[3] Ngọn Mao Phong ở huyện Ngân, Triết Giang.

[4] Ngọn Phi Lai ở Hàng Châu.

[5] Phố Giang thuộc thành phố Kim Hoa, tỉnh Triết Giang.



thiên tuế bảo chưởng

千歲寶掌和尚,中印度人也。周威烈十二年丁卯,降神受質,左手握拳。七歲祝髮乃展,因名寶掌。魏晉間東遊此土,入蜀禮普賢,留大慈。常不食,日誦般若等經千餘卷。有詠之者曰:「勞勞玉齒寒,似迸巖泉急。有時中夜坐,階前神鬼泣。」一日,謂眾曰:「吾有願住世千歲,今年六百二十有六。」故以千歲稱之。

次遊五臺,徙居祝融峰之華嚴,黃梅之雙峰,廬山之東林。尋抵建鄴,會達磨入梁,師就扣其旨,開悟。

*武帝高其道臘,延入內庭,未幾如吳。有偈曰:「梁城遇導師,參禪了心地。飄零二浙遊,更盡佳山水。」順流東下,由千頃至天竺,往鄮峰,登太白,穿雁蕩,盤鳐於翠峰七十二庵,回赤城,憩雲門、法華、諸暨、漁浦、赤符、大巖等處。返飛來,棲之石竇。有「行盡支那四百州,此中偏稱道人遊」之句。

時貞觀十五年也。後居浦江之寶嚴,與朗禪師友善。每通問,遣白犬馳往,朗亦以青猿為使令,故題朗壁曰:「白犬啣書至,青猿洗缽回。」師所經處,後皆成寶坊。

顯慶二年正旦,手塑一像,至九日像成。問其徒慧雲曰:「此肖誰?」雲曰:「與和尚無異。」即澡浴易衣趺坐,謂雲曰:「吾住世已一千七十二年,今將謝世。聽吾偈曰:『本來無生死,今亦示生死。我得去住心,他生復來此。』」頃時,囑曰:「吾滅後六十年,有僧來取吾骨,勿拒。」言訖而逝。入滅五十四年,有剌浮長老自雲門至塔所,禮曰:「冀塔洞開。」少選,塔戶果啟,其骨連環若黃金。浮即持往秦望山,建窣堵波奉藏。

以周威烈丁卯至唐高宗顯慶丁巳攷之,實一千七十二年。抵此土,歲歷四百餘,僧史皆失載。開元中慧雲門人宗一者,嘗勒石識之。□


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *