Thiền Sư BảoThông Đại Điên (732-824)

Thiền Sư BảoThông Đại Điên (732-824)
(Đời thứ 3 sau Lục Tổ)
Linh Sơn Tự, Sơn Đầu, Triều Châu
Hành Tư [THANH NGUYÊN] → Thạch Đầu Hy Thiên → Bảo Thông Đại Điên

Ban đầu Sư đến tham vấn Thạch Đầu.
Thạch Đầu hỏi: Cái gì là tâm ngươi?
Sư thưa: Cái hiện đang nói năng là tâm.
Bị Thạch Đầu nạt đuổi ra.
Hơn mười ngày, Sư lại đến hỏi: Trước đó đã chẳng phải, ngoài đây ra, cái gì là tâm?
Thạch Đầu bảo: Trừ bỏ nhướng mày chớp mắt, đưa tâm ra!
Sư thưa: Không tâm có thể đưa ra.
Thạch Đầu bảo: Vốn có tâm sao nói không tâm? Không tâm trọn đồng phỉ báng.
Ngay câu nói, Sư đại ngộ.
*
Một hôm Sư đứng hầu, Thạch Đầu hỏi: Ngươi là tăng tham thiền hay là tăng châu huyện?
Sư thưa: Tăng tham thiền.
Thạch Đầu hỏi: Sao là thiền?
Sư thưa: Nhướng mày chớp mắt.
Thạch Đầu nói: Trừ ngoài nhướng mày chớp mắt, đem bộ mặt thật xưa nay của ngươi trình ra xem?
Sư thưa: Trừ ngoài nhướng mày chớp mắt, thỉnh Hòa thượng xem con!
Thạch Đầu nói: Ta trừ xong.
Sư thưa: Con trình Hòa thượng rồi.
Thạch Đầu nói: Tâm ngươi đã đem trình ta ra sao?
Sư thưa: Chẳng khác Hòa thượng.
Thạch Đầu nói: Không quan hệ việc ngươi.
Sư thưa: Vốn không vật.
Thạch Đầu nói: Ngươi cũng không vật.
Sư thưa: Đã không vật tức vật thật.
Thạch Đầu nói: Vật chân thật không thể được, tâm ngươi thấy lượng ý chỉ như vậy, phải khéo hộ trì.
*
Sư từ biệt Thạch Đầu đến Linh Sơn, Triều Châu, ở ẩn. Sau ra trụ trì, học chúng bốn phương quy tụ về khá đông.
*
Sư thượng đường dạy chúng:

Phàm người học đạo phải biết bản tâm nhà mình, đem tâm chỉ nhau mới có thể thấy đạo. Thấy nhóm người hiện thời phần nhiều chỉ nhận nhướng mày chớp mắt, một nói một nín, lập tức ấn khả cho là tâm yếu, đây thật chưa xong.

Nay ta vì các ngươi nói rõ ràng ra, mỗi người phải lắng nghe nhận lấy: Chỉ trừ bỏ tất cả vọng động tưởng niệm xét lường, tức chân tâm của ngươi. Tâm này cùng trần cảnh và khi kềm giữ lặng lẽ hoàn toàn không dính dáng. Tức tâm là Phật không đợi tu sửa. Vì cớ sao? Vì hợp cơ tùy chiếu, lặng lẽ tự dùng, truy tột chỗ dùng kia trọn không thể được. Gọi là diệu dụng chính là bản tâm, cần yếu hộ trì chớ nên dể ngươi.

Có vị tăng hỏi: Người trong ấy, thấy nhau thì thế nào?

Sư đáp: Sớm đã chẳng có trong ấy.

Tăng thưa: Người trong ấy thế nào?

Sư bảo: Chẳng đặt câu hỏi.
*
Hàn Văn Công một hôm đến thăm Sư, hỏi Sư: Hòa thượng tuổi được bao nhiêu?
Sư cầm xâu chuỗi giở lên bảo: Hội chăng?
Văn Công thưa: Chẳng hội.
Sư bảo: Ngày đêm trăm lẻ tám.
Văn Công không hiểu trở về.

Hôm sau, Văn Công lại đến, vừa tới cửa gặp Thủ tọa, Văn Công thuật lại chuyện trước, hỏi ý chỉ thế nào. Thủ tọa gõ răng ba cái.
Văn Công vào trong gặp Sư, hỏi lại ý kiến hôm qua. Sư cũng gõ răng ba cái.
Văn Công thưa: Hóa ra Phật pháp không hai thứ.
Sư hỏi: Là đạo lý gì?
Văn Công thưa: Vừa đến hỏi Thủ tọa cũng như thế.
Sư gọi Thủ tọa hỏi: Phải ngươi đáp như thế chăng?
Thủ tọa thưa: Phải.
Sư đánh đuổi ra khỏi viện.
*
Lại một hôm Văn Công đến bạch Sư: Đệ tử ở Quân Châu nhiều việc, xin Thầy cho một câu tóm tắt hết Phật pháp.
Sư lặng thinh. Văn Công mờ mịt.
Lúc ấy Tam Bình làm thị giả, bèn gõ giường thiền ba cái.
Sư hỏi: Làm gì?
Tam Bình thưa: Trước lấy định động, sau lấy trí nhổ.
Văn Công thưa: Môn phong Hòa thượng cao vót, đệ tử từ bên thị giả được chỗ vào.
*
Có vị tăng hỏi: Biển khổ sóng to lấy gì làm thuyền bè?
Sư bảo: Lấy cây làm thuyền bè.
Tăng thưa: Như thế thì qua được rồi
Sư bảo: Người mù mù như trước, người câm câm như trước.
*
Một hôm Sư cầm cây như ý đi dưới hiên, gặp một vị tăng chào hỏi, Sư dùng cây như ý đánh vào miệng nói: Hiểu không?
Tăng thưa: Không hiểu!
Sư bảo: Chồn hoang già Đại Điên, không hề cô phụ người. □
[TSTH 1 – HT]
Trường Khánh năm thứ tư, Sư từ biệt chúng thị tịch, thọ 93 tuổi. Cuối thời Đường giặc phát hiện tháp, xương cốt tan hết chỉ còn cái lưỡi như sống, bèn chôn lại, gọi là ế thiệt trủng (mộ phần chôn lưỡi).



bảo thông đại điên
潮州靈山大顛寶通禪師,初參石頭。
頭問:那箇是汝心?師曰:見言語者是。頭便喝出。經旬日,師卻問:前者既不是,除此外何者是心?頭曰:除卻揚眉瞬目,將心來。師曰:無心可將來。頭曰:元來有心,何言無心?無心盡同謗。師於言下大悟。
*異日侍立次,頭問:汝是參禪僧?是州縣白蹋僧?師曰:是參禪僧。頭曰:何者是禪?師曰:揚眉瞬目。頭曰:除卻揚眉瞬目外,將你本來面目呈看。師曰:請和尚除卻揚眉瞬目外鑒。頭曰:我除竟。師曰:將呈了也。頭曰:汝既將呈我心如何?師曰:不異和尚。頭曰:不關汝事。師曰:本無物。頭曰:汝亦無物。曰:既無物,即真物。頭曰:真物不可得,汝心見量意旨如此也。大須護持。
*師後辭往潮州靈山隱居.師住後,學者四集。
*上堂:夫學道人須識自家本心,將心相示,方可見道。多見時輩祇認揚眉瞬目,一語一默,驀頭印可,以為心要,此實未了。吾今為你諸人分明說出,各須聽受。但除卻一切妄運想念,見量即汝真心。此心與塵境,及守認靜默時全無交涉。即心是佛,不待修治。何以故?應機隨照,泠泠自用。窮其用處,了不可得。喚作妙用,乃是本心。大須護持,不可容易。僧問:其中人相見時如何?
師曰:早不其中
也。曰:其中者如何?師曰:不作箇問。
*韓文公一日相訪,問師:春秋多少?師提起數珠,曰:會麼?公曰:不會。師曰:晝夜一百八。公不曉,遂回。
次日再來,至門前見首座,舉前話問意旨如何。座扣齒三下。及見師,理前問,師亦扣齒三下。公曰:元來佛法無兩般。師曰:是何道理?公曰:適來問首座亦如是。師乃召首座:是汝如此對否?座曰:是。師便打趁出院。
*文公又一日白師曰:弟子軍州事繁,佛法省要處,乞師一語。
師良久,公罔措。時三平為侍者,乃敲禪床三下。師曰:作麼?平曰:先以定動,後以智拔。 公乃曰:和尚門風高峻,弟子於侍者邊得箇入處。
*僧問:苦海波深,以何為船筏?師曰:以木為船筏。曰:恁麼即得度也。師曰:盲者依前盲,啞者依前啞。
*一日,將痒和子廊下行,逢一僧問訊次,師以痒和子驀口打曰:會麼?曰:不會。師曰:大顛老野狐,不曾孤負人。 □


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *