Thiền Sư Bổn Tịnh (tt [3])

Thiền Sư Bổn Tịnh (?-761)
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Tư Không Sơn, Nhạc Tây
Lục Tổ Huệ Năng → Tư Không Bổn Tịnh

Đối đáp với thiền sư Đạt Tánh và quan cận thần

Thiền sư Đạt Tánh hỏi: Thiền thật chí vi chí diệu, chân vọng cả hai đều bặt, Phật đạo cả hai chẳng còn, tu hành tánh là không, danh tướng chẳng thật, thế giới như huyễn, tất cả đều giả danh. Khi người đạt đến cái hiểu biết này cũng không thể đoạn dứt hai gốc thiện ác của chúng sanh.

Sư đáp: Hai gốc thiện ác đều nhân tâm mà có, tìm tột tâm nếu có thì gốc ắt thật, xét tâm đã không thì gốc nhân đâu mà lập. Kinh nói: “Pháp thiện pháp ác từ tâm hóa sanh, nghiệp duyên thiện ác vốn không thật có”.

Sư nói bài kệ:

Thiện ký tùng tâm sanh
Ác khởi ly tâm hữu.
Thiện ác thị ngoại duyên
Ư tâm thật bất hữu.
Xả ác tống hà xứ
Thủ thiện linh thùy thủ.
Thương ta nhị kiến nhân
Phan duyên lưỡng đầu tẩu.
Nhược ngộ bản vô tâm
Thủy hối tùng tiền cữu.

Thiện đã từ tâm sanh
Ác đâu rời tâm có.
Thiện ác là duyên ngoài
Nơi tâm thật chẳng có.
Bỏ ác đẩy chỗ nào?
Lấy thiện bảo ai giữ.
Than ôi! Người thấy hai
Bám víu hai đầu chạy.
Nếu ngộ vốn không tâm
Mới hối lỗi từ trước.

*
Vị quan cận thần hỏi: Thân này từ đâu mà đến? Sau khi trăm tuổi trở về đâu?

Sư đáp: Như người khi mộng từ đâu mà đến? Khi thức giấc lại đi về đâu?

Quan thưa: Khi mộng không thể nói không, đã thức không thể nói có. Tuy có ‘có không’ mà đến đi không chỗ nơi.

Sư nói: Bần đạo thấy thân này cũng như mộng.

Có bài kệ:

Thị sanh như tại mộng
Mộng lý thật thị náo.
Hốt giác vạn sự hưu
Hoàn đồng thùy thời ngộ.
Trí giả hội ngộ mộng
Mê nhân tín mộng náo.
Hội mộng như lưỡng ban
Nhất ngộ vô biệt ngộ.
Phú quí dữ bần tiện
Cánh diệc vô biệt lộ.

Thấy cuộc sống như mộng
Trong mộng thật là ồn.
Chợt thức muôn việc hết
Lại đồng tỉnh cơn mộng.
Người trí nhận biết mộng
Kẻ mê tin mộng ồn.
Biết mộng như hai việc
Một ngộ không ngộ khác.
Giàu sang cùng nghèo hèn
Lại cũng không đường khác.

*
Niên hiệu Thượng Nguyên năm thứ hai (761), ngày mùng 5 tháng 5, Sư quy tịch.
Vua sắc ban hiệu là Đại Hiểu Thiền Sư. □
[TSTH 1-HT]



*
達性禪師問:「禪師至妙至微,真妄雙泯,佛道兩亡,修行性空,名相不實,世界如幻,一切假名。作此解時,不可斷絕眾生善惡二根。」師曰:「善惡二根,皆因心有。窮心若有,根亦非虛。推心既無,根因何立?經云:『善不善法,從心化生。善惡業緣,本無有實。』」師有偈曰:
善既從心生,惡豈離心有?善惡是外緣,於心實不有。捨惡送何處,取善令誰守?傷嗟二見人,攀緣兩頭走。若悟本無心,始悔從前咎。」
*

又有近臣問曰:「此身從何而來?百年之後復歸何處?」師曰:「如人夢時,從何而來?睡覺時,從何而去?」曰:「夢時不可言無,既覺不可言有。雖有有無,來往無所。」師曰:「貧道此身,亦如其夢。」師有偈曰:
視生如在夢,夢裡實是鬧。忽覺萬事休,還同睡時悟。智者會悟夢,迷人信夢鬧。會夢如兩般,一悟無別悟。富貴與貧賤,更無分別路。」
*
上元二年歸寂,諡大曉禪師。 □


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *