Thiền Sư Chí Triệt

Hành Xương vào thất Tổ

Thiền Sư Chí Triệt
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Giang Tây
Lục Tổ Huệ Năng Đại Giám → Giang Tây Chí Triệt

Tăng Chí Triệt, quê ở Giang Tây, họ Trương tên Hành Xương, thuở nhỏ là một hiệp khách. Từ khi chia ra hai tông Nam Bắc, hai vị Tông chủ tuy quên bỉ ngã, nhưng đồ chúng tranh nhau khởi yêu ghét. Khi ấy đệ tử của Bắc tông tự lập ngài Thần Tú làm Tổ thứ sáu mà kị (vì) Lục Tổ được truyền y mọi người đều nghe.

Tổ dự biết việc ấy nên liền để mười lượng vàng nơi phương trượng.

Lúc ấy Hành Xương nhận lời của môn nhân Bắc tông, giấu đao vào thất Tổ, muốn làm hại. Tổ đưa cổ cho chém, Hành Xương liền vung đao ba lần đều không thương tổn.

Tổ bảo: Kiếm chánh chẳng tà, kiếm tà chẳng chánh, chỉ nợ vàng của ông, không nợ mạng của ông.

Hành Xương hoảng hốt té xỉu, giây lâu mới tỉnh, cầu xin sám hối, liền nguyện xuất gia.

Tổ liền cho vàng bảo: Ông hãy đi, e đồ chúng trở lại hại ông, một ngày khác ông có thể đổi hình dáng mà trở lại, tôi sẽ nhận ông.

Hành Xương vâng lời dạy, giữa đêm trốn đi, sau theo tăng xuất gia, thọ giới Cụ túc, tinh cần tu hành.

*

Một hôm ông nhớ lại lời Tổ, từ xa đến lễ ra mắt Tổ.

Tổ bảo: Tôi nhớ ông đã lâu, sao ông đến muộn vậy?

Hành Xương thưa: Trước nhờ ơn Hòa thượng xá tội, ngày nay tuy xuất gia khổ hạnh, trọn khó đền đáp ân đức, đâu mong được truyền pháp độ sanh ư? Đệ tử thường xem kinh Niết-bàn, chưa hiểu được nghĩa “thường và vô thường”, cúi xin Hòa thượng từ bi lược vì giải nói.

Tổ bảo: Vô thường tức là Phật tánh, hữu thường tức là tâm phân biệt tất cả pháp thiện ác vậy.

Hành Xương thưa rằng: Chỗ Hòa thượng nói, rất trái với văn kinh.

Tổ bảo: Ta truyền tâm ấn của Phật, đâu dám trái với kinh Phật.

Hành Xương thưa: Kinh nói Phật tánh là thường, Hòa thượng lại nói là vô thường. Các pháp thiện ác cho đến tâm Bồ-đề đều là vô thường, mà Hòa thượng lại nói là thường. Đây tức trái nhau, khiến cho học nhân càng thêm nghi ngờ.

Tổ bảo: Kinh Niết-bàn thuở xưa tôi có nghe Ni Vô Tận Tạng đọc một lần, liền vì bà giảng nói, không có một chữ, một nghĩa nào không hợp với văn kinh, cho đến vì ông nói cũng trọn không có hai thuyết.

Hành Xương thưa: Học nhân thức lượng cạn tối, cúi mong Hòa thượng lượng theo mà từ bi khai thị.

Tổ bảo: Ông biết chăng, Phật tánh nếu thường lại nói gì là các pháp thiện ác, cho đến cùng kiếp không có một người phát tâm Bồ-đề, nên tôi nói là vô thường, mà chính là đạo Chân thường của Phật nói.

Lại tất cả pháp nếu là vô thường, tức mỗi vật đều có tự tánh, dung thọ sanh tử mà tánh Chân thường có chỗ bất biến, nên tôi nói thường chính là Phật nói nghĩa chân vô thường.

Phật xưa vì phàm phu ngoại đạo chấp tà thường, còn các hàng Nhị thừa, thường mà chấp là vô thường, cọng thành tám thứ điên đảo, nên trong giáo lý liễu nghĩa kinh Niết-bàn phá thiên kiến kia mà hiển bày Chân thường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh.

Nay ông y theo lời nói mà trái với nghĩa, dùng đoạn diệt vô thường và xác định cái tử thường mà lầm hiểu lời nói mầu nhiệm viên diệu tối hậu của Phật, dù có xem một ngàn biến kinh thì có lợi ích gì?

Hành Xương bỗng nhiên đại ngộ, liền nói kệ rằng:

Nhân thủ vô thường tâm
Phật diễn hữu thường tánh
Bất tri phương tiện giả
Du xuân trì thập lịch.

Ngã kim bất thi công
Phật tánh nhi kiến tiền
Phi sư tương thọ dữ
Ngã diệc vô sở đắc.

Vì giữ tâm vô thường
Phật nói có tánh thường
Không biết được phương tiện
Như ao xuân mò gạch.

Nay tôi chẳng thi công
Mà Phật tánh hiện tiền
Không phải Thầy trao cho
Tôi cũng không sở đắc.

Tổ bảo: Nay ông mới triệt vậy, nên đặt tên ông là Chí Triệt.

Chí Triệt lễ tạ mà lui. □



江西志徹禪師,姓張氏,名行昌。少任俠。自南北分化,二宗主雖亡彼我,而徒侶競起愛憎。時北宗門人自立秀禪師為第六祖,而忌大鑑傳衣為天下所聞。然祖預知其事,即置金十兩於方丈,時行昌受北宗門人之囑,懷刃入祖室,將欲加害。祖舒頸而就,行昌揮刃者三,都無所損。

祖曰:「正劍不邪,邪劍不正。只負汝金,不負汝命。」行昌驚仆,久而方蘇,求哀悔過,即願出家。祖遂與金曰:「汝且去!恐徒眾翻害於汝,汝可他日易形而來,吾當攝受。」行昌稟旨宵遁,投僧出家,具戒精進。

一日憶祖之言,遠來禮覲。祖曰:「吾久念於汝,汝來何晚!」曰:「昨蒙和尚捨罪,今雖出家苦行,終難報於深恩。其唯傳法度生乎!弟子嘗覽涅槃經,未曉『常無常』義,乞和尚慈悲,略為宣說。」

祖曰:「無常者,即佛性也。有常者,即善惡一切諸法分別心也。」曰:「和尚所說,大違經文。」祖曰:「吾傳佛心印,安敢違於佛經。」

曰:「經說佛性是常,和尚卻言無常。善惡諸法乃至菩提心,皆是無常,和尚卻言是常。此即相違,令學人轉加疑惑。」

祖曰:「涅槃經,吾昔者聽尼無盡藏讀誦一遍,便為講說,無一字一義不合經文,乃至為汝,終無二說。」

曰:「學人識量淺昧,願和尚委曲開示。」

祖曰:「汝知否佛性若常,更說甚麼善惡諸法,乃至窮劫,無有一人發菩提心者。故吾說無常,正是佛說真常之道也。

又一切諸法若無常心者,即物物皆有自性,容受生死,而真常性有不遍之處。故吾說常者,正是佛說真無常義也。

佛比為凡夫外道,執於邪常,諸二乘人,於常計無常,共成八倒,故於涅槃了義教中,破彼偏見而顯說真常、真樂、真我、真淨。汝今依言背義,以斷滅無常,及確定死常而錯解佛之圓妙最後微言,縱覽千遍,有何所益!」

行昌忽如醉醒,乃說偈曰:「因守無常心,佛演有常性。不知方便者,猶春池拾礫。我今不施功,佛性而見前。非師相授與,我亦無所得。」祖曰:「汝今徹也,宜名志徹。」師禮謝而去。


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *