Thiền Sư Huệ An

Thiền Sư Huệ An

Quốc Sư Huệ An (588-707)
Tung Nhạc, Hà Nam
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn → Tung Nhạc Huệ An

Da-xá Tam Tạng nói:

Cửu nữ xuất nhân luân          Cửu nữ vượt hơn người
Bát nữ tuyệt hôn nhân           Bát nữ tuyệt hôn nhân
Hủ sàng thiêm lục cước        Giường mục thêm sáu chân
Tâm Tổ chúng trung tôn.      Tâm Tổ chúng trung tôn.

Chú bài sấm theo Tổ Đường Tập, Q2:
Cửu nữ 九女 và bát nữ 八女 đều là chữ An 安.
Tuyệt hôn nhân: Ẩn dụ đồ chúng của Huệ An khó kế thừa, mà thất truyền hương hỏa.
Hủ sàng là lão (già)
Lục cước: Hình dung môn hạ Hòa thượng Phá Táo Đọa trụ Tung Sơn.
Tâm tổ chúng trung tôn: Ý là Hòa thượng An đốn ngộ mà làm quốc sư, chính là chúng trung tôn.

Sư họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Nhà Tùy niên hiệu Khai Hoàng thứ bảy (588) xem xét lại các tăng ni tư độ. Xét đến Sư, Sư bảo: Vốn không tên.
Sư bèn ẩn vào Sơn cốc.
Giữa niên hiệu Đại Nghiệp (khoảng 612), triều đình phát động tráng niên khai kinh đào Thông Tế, người chết đói chồng chất. Sư khất thực để cứu họ, người được cứu rất đông.
Tùy Dạng Đế triệu Sư đến, Sư chẳng đến, ẩn vào núi Thái Hòa.
Khi vua đến Giang Đô (Dương Châu, Giang Tô), trong nước nhiễu nhương, Sư chống gậy lên núi Hoành Nhạc, tu hạnh đầu đà.

Khoảng niên hiệu Trinh Quán đời Đường, Sư đến Hoàng Mai tham kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, được tâm yếu.
*
Niên hiệu Lân Đức năm đầu (664), Sư đến vách đá núi Chung Nam, dừng lại nơi đây. Vua Cao Tông thường triệu thỉnh, Sư đều thoái thác, nhờ vậy Sư đi khắp các danh tích, đến Thiếu Thất ở Tung Sơn, Sư bảo: Đây là nơi cuối đời của ta.
Từ đó thiền giả đến rất đông.

Có hai vị tăng là Thản Nhiên và Hoài Nhượng đến tham vấn, hỏi: Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang?

Sư bảo: Sao không hỏi ý của chính mình?

Thưa: Thế nào là ý của chính mình?

Sư bảo: Nên quán tác dụng mật.

Thưa: Thế nào là tác dụng mật?

Sư nhắm mắt mở mắt để chỉ dạy đó. Thản Nhiên ngay lời đó biết đường về, không đi nơi khác. Hoài Nhượng bèn đến Tào Khê yết kiến Lục Tổ.
*
Vũ Hậu triệu Sư đến kinh đô, lấy lễ thầy tiếp Sư. Sư cùng với thiền sư Thần Tú, cùng được kính trọng.

Vũ Hậu thường hỏi Sư: Tuổi bao nhiêu?

Sư bảo: Chẳng nhớ.

Vũ Hậu nói: Sao lại chẳng nhớ?

Sư bảo: Thân sống chết xoay vần. Vòng xoay không có khởi điểm và chấm dứt, thì nhớ làm gì? Huống nữa tâm này trôi chảy tương tục chẳng gián đoạn. Thấy bọt nước nổi lên rồi tan mất, là vọng tưởng vậy. Từ thức ban đầu đến lúc tướng động diệt, cũng chỉ như thế. Có năm tháng nào có thể nhớ chứ!

Vũ Hậu nghe xong cúi đầu tin nhận.
*
Niên hiệu Thần Long năm thứ hai (706), Đường Trung Tông ban Ca-sa sắc tía, độ đệ tử 27 người, đều được mời vào cung cúng dường. Thần Long năm thứ ba (707), lại ban y ma-nạp. Sư từ biệt trở về Tung Nhạc.

Ngày mùng ba tháng ba năm này, bảo với môn nhân: Sau khi ta mất, đem thi thể để trong rừng, cho lửa ma trơi thiêu.

Lát sau có Vạn Hồi công đến gặp, Sư ngông cuồng nắm tay bàn luận, người bên cạnh lắng nghe, đều chẳng hiểu.

Đến ngày mùng tám, đóng cửa nằm yên mà tịch, thọ 128 tuổi. Mọi người xưng là Lão An Quốc Sư. Môn nhân vâng theo lời Sư dặn, đem Sư vào rừng, quả nhiên lửa rừng tự đốt, thu được 80 viên xá-lợi, trong đó có năm hạt sắc tía, được lưu giữ trong cung.
Niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai (713), môn nhân xây tháp. □

Đối chiếu danh từ riêng Anh-Hán-Việt

National Teacher    國師 Quốc sư
Huian                     慧安 Huệ An
Songyue                 嵩嶽 Tung Nhạc
Mount Song         嵩山   Tung Sơn
Zhejiang  枝江    Chi Giang
Jing province    荊州    Kinh Châu    
Family name: Wei    衛氏    Họ Vi    
Kaihuang    開皇    (niên hiệu) Khai Hoàng
Sui dynasty    隋     Nhà Tùy
Taihe Mountain太和山Thái Hòa Sơn (còn gọi là Vũ Đang Sơn(Wudang Moutain) tại Hồ Bắc)
Jiangdu (Yangzhou, Jiangsu) 江都Giang Đô (Dương Châu, Giang Tô)
Hengyue (in Hunan prov.)    衡嶽     Hoành Nhạc (tỉnh Hồ Nam)
Zhenguang (627-649)     貞觀     (niên hiệu) Trinh Quán    
Tang     唐     Nhà Đường    
Huangmei     黃梅     Hoàng Mai    
Patriarch Hongren     弘忍祖     Tổ Hoằng Nhẫn    
Linde reign     麟德     Niên hiệu Lân Đức    
Zhong Nanshan (Shanxi)     終南山     Chung Nam Sơn    
Gaozong     高宗     Đường Cao Tông    
Shaolin     少林     Thiếu Lâm
Tanran     坦然     Thiên Nhiên    
Huairang     懷讓     Hoài Nhượng
mysterious functioning    密作用    Mật tác dụng
Caoqi     曹溪     Tào Khê    
Empress Wu     武后     Vũ Hậu (Vũ Tắc Thiên)
Shenlong reign     神龍     Niên hiệu Thần Long    
Zhongzong     中宗     Đường Trung Tông    
Wanhui     萬回     Vạn Hồi



tung nhạc huệ an

嵩嶽慧安國師,﹝耶舍三藏誌云:九女出人倫,八女絕婚姻,朽床添六腳,心祖眾中尊.」 ﹞

荊州枝江人也.姓衛氏.隋開皇十七年括天下私度僧尼.勘師,師曰:本無名.

遂遁于山谷.大業中,大發丁夫開通濟渠,饑殍相枕.師乞食以救之,獲濟者眾.

煬帝徵師,不赴,潛入太和山.暨帝幸江都,海內擾攘,乃杖錫登衡嶽,行頭陀行.

 

*唐貞觀中,至黃梅謁忍祖,遂得心要.

麟德元年遊終南山石壁,因止焉.高宗嘗召,師不奉詔.於是遍歷名跡,至嵩少,云:是吾終焉之地也.

自爾禪者輻湊.有坦然、懷讓二僧來參問曰:如何是祖師西來意?

師曰:何不問自己意?曰:如何是自己意?師曰:當觀密作用.

曰:如何是密作用?師以目開合示之.然於言下知歸,讓乃即謁曹溪.

武后徵至輦下,待以師禮,與秀禪師同加欽重.后嘗問師:甲子多少?師曰:不記.后曰:何不記邪?師曰:生死之身,其若循環.環無起盡,焉用記為?況此心流注,中間無間.見漚起滅者,乃妄想耳.從初識至動相滅時,亦只如此.何年月而可記乎?

后聞稽顙,信受.

神龍二年中宗賜紫袈裟,度弟子二七人,仍延入禁中供養.三年,又賜摩衲,辭歸嵩嶽.是年三月三日,囑門人曰:吾死已,將屍向林中,待野火焚之.

俄爾萬回公來,見師猖狂,握手言論,傍侍傾耳,都不體會.至八日,閉戶偃身而寂,春秋一百二十八.﹝隋開皇二年壬寅生,唐景龍三年己酉滅.時稱老安國師.﹞門人遵旨,舁置林間,果野火自然.闍維得舍利八十粒,內五粒色紫,留於宮中.至先天二年門人建浮圖焉. □









< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *