Thiền Sư Thiên Nhiên (738-824)

Thiền Sư Thiên Nhiên (738-824)
(Đời thứ 3 sau Lục Tổ)
Đơn Hà, Đặng Châu
Hành Tư [THANH NGUYÊN] → Thạch Đầu Hy Thiên →

Đơn Hà Thiên Nhiên

Không biết Sư quê quán ở đâu, chỉ biết Sư trước học Nho đi vào Trường An ứng thí, dừng nghỉ ở nhà trọ, chợt mộng thấy hào quang trắng đầy nhà. Người đoán mộng nói là “Điềm hiểu Không”. Gặp một Thiền khách hỏi: Nhân giả đi đâu?
Sư bảo: Đi thi làm quan.
Thiền giả nói: Thi làm quan đâu bằng thi làm Phật?
Sư hỏi: Thi làm Phật phải đến chỗ nào?
Thiền giả đáp: Hiện nay ở Giang Tây có Mã đại sư xuất thế, là trường thi làm Phật, nhân giả nên đến đó.
Sư bỏ thi, tìm đến Giang Tây ra mắt Mã đại sư (Đạo Nhất). Vừa thấy Mã đại sư, Sư bèn lấy tay giở chiếc khăn trên đầu.
Mã đại sư nhìn giây lâu bảo: Nam Nhạc Thạch Đầu là thầy của ngươi.
Sư từ giã Mã đại sư đi sang Thạch Đầu.
Đến chỗ Thạch Đầu, Sư cũng làm giống như ở Mã đại sư.
Thạch Đầu bảo: Ra nhà sau đi.
Sư lễ tạ xong, vào phòng cư sĩ, luân phiên làm bếp ngót ba năm.
*
Một hôm Thạch Đầu bảo chúng: Ngày mai cắt cỏ ở trước điện Phật.
Sáng hôm sau, đại chúng mỗi người cầm liềm cầm cuốc đến trước chùa làm cỏ. Chỉ riêng Sư lấy thau múc nước gội đầu, đến quỳ gối trước Hòa thượng. Thạch Đầu thấy thế cười, liền cạo tóc cho Sư. Thạch Đầu lại vì Sư nói giới. Sư bịt tai ra đi.
*
Sư trở lại Giang Tây yết kiến Mã Tổ. Chưa lễ ra mắt, Sư đi thẳng về tăng đường trèo lên cổ tượng Thánh tăng ngồi. Đại chúng kinh ngạc báo cho Mã Tổ hay. Mã Tổ đích thân vào tăng đường trông thấy bèn nói: Con ta, Thiên Nhiên.
Sư bèn bước xuống đất lễ bái, thưa: Cảm tạ Thầy ban cho pháp hiệu.
Mã Tổ hỏi: Từ đâu đến?
Sư thưa: Từ Thạch Đầu đến.
Tổ hỏi: Đường Thạch Đầu trơn, ngươi có té chăng?
Sư thưa: Nếu có trợt té thì chẳng đến đây.
*
Từ biệt Mã Tổ, Sư đi dọc đường gặp một ông già dắt đứa bé.
Sư hỏi: Ông nhà ở đâu?
Ông già đáp: Trên là trời, dưới là đất.
Sư bảo: Chợt gặp trời đổ đất sụp thì sao?
Ông già đáp: Trời xanh! Trời xanh!
Đứa bé: Hư!
Sư bảo: Không phải cha này chẳng sanh được đứa con kia.
Ông già dắt đứa bé vào núi mất.
*
Sư đi du phương, đến núi Thiên Thai, chót Hoa Đỉnh dừng ở ba năm. Sau đó, Sư viếng những nơi như Cảnh Sơn yết kiến thiền sư Quốc Nhất.
Đời Đường khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (806-821) Sư đến Hương Sơn, Long Môn Lạc Kinh làm bạn với Hòa thượng Phục Ngưu. Sư lại đến chùa Huệ Lâm, gặp lúc trời tiết đại hàn, Sư bèn thỉnh tượng Phật gỗ đốt để hơ.
Viện chủ trông thấy quở: Sao đốt tượng Phật của tôi?
Sư lấy gậy bới tro nói: Tôi thiêu để lấy xá-lợi.
Viện chủ bảo: Phật gỗ làm gì có xá-lợi.
Sư bảo: Đã không có xá-lợi thì thỉnh thêm hai vị nữa thiêu.
Viện chủ nghe câu nói này tất cả chấp đều tan vỡ.
*
Một hôm, Sư đến yết kiến Quốc sư Huệ Trung, trước hỏi thị giả: Quốc sư có ở nhà chăng?
Thị giả bảo: Ở nhà thì ở mà không thấy khách.
Sư bảo: Rất sâu xa thay!
Thị giả bảo: Mắt Phật cũng nhìn chẳng thấy.
Sư khen: Rồng sanh rồng con, phụng sanh phụng con.
Quốc sư thức dậy, thị giả thuật lại, Quốc sư đánh thị giả hai mươi gậy đuổi ra.
Sư nghe việc ấy bèn nói: Không lầm là Nam Dương quốc sư.
*
Hôm sau, Sư lại đến yết kiến Quốc sư, thấy Quốc sư, Sư bèn trải tọa cụ.
Quốc sư bảo: Không cần, không cần.
Sư bước lui.
Quốc sư bảo: Như thế, như thế.
Sư tiến lại trước.
Quốc sư bảo: Chẳng phải, chẳng phải.
Sư đi quanh Quốc sư một vòng rồi lui ra.
Quốc sư bảo: Cách Phật đã xa người nhiều lười biếng, ba mươi năm sau tìm kẻ này cũng khó được.
*
Sư đến thăm cư sĩ Bàng Uẩn, thấy con gái Bàng Uẩn là Linh Chiếu đang rửa rau, Sư hỏi: Cư sĩ có nhà chăng?
Linh Chiếu buông rổ rau xuống, đứng chắp tay.
Sư lại hỏi: Cư sĩ có nhà chăng?
Linh Chiếu bèn bưng rổ rau lên đi thẳng.
Sư bèn trở về. Chốc lát sau, Bàng Uẩn về. Linh Chiếu đem việc rồi thuật lại. Bàng Uẩn hỏi: Đơn Hà ở đâu?
Linh Chiếu thưa: Đã về.
Long Uẩn bảo: Con lấy đất đỏ nặn trâu.
*
Một hôm, Sư đến thăm Long Uẩn, vừa đến cửa gặp nhau.
Sư hỏi: Cư sĩ có nhà chăng?
Bàng Uẩn đáp: Đói chẳng chọn thức ăn.
Sư lại hỏi: Ông Bàng có nhà chăng?
Bàng Uẩn đáp: Trời xanh! Trời xanh!
Nói xong Bàng Uẩn vào nhà.
Sư bảo: Trời xanh! Trời xanh!
Nói xong Sư trở về.
Hôm sau, Sư lại đến Bàng Uẩn, Sư bảo: Hôm qua thấy nhau đâu giống ngày nay.
Bàng Uẩn đáp: Đúng pháp nhắc lại việc hôm qua để làm con mắt tông môn.
Sư bảo: Chỉ như con mắt tông môn lại dính dáng đến Bàng công chăng?
Bàng nói: Tôi ở trong con mắt của Thầy.
Sư bảo: Con mắt tôi chật hẹp chỗ nào an thân?
Bàng nói: Là con mắt gì chật? Là thân nào an?
Sư liền thôi.
Bàng nói: Hãy nói thêm một câu cho trọn lời này.
Sư vẫn không nói.
Bàng lại nói: Tựu trung một câu cũng không người nói được.

*
Đến niên hiệu Nguyên Hòa thứ mười lăm (820) vào mùa xuân, Sư bảo đồ đệ: Ta nhớ suối rừng chỗ gởi thân ngày già.
Môn đệ sai Tề Tĩnh Phương núi Đơn Hà ở Nam Dương cất am cúng dường. Sư về núi Đơn Hà khoảng ba năm, những người học đạo tìm đến tham học số thường đến ba trăm. Chúng xây cất thành viện lớn.

*
Sư thượng đường dạy chúng:
Tất cả các ông đều phải bảo hộ một vật linh, chẳng phải các ngươi tạo tác danh mạo, lại nói gì là tiến cùng chẳng tiến. Ta ngày xưa yết kiến Hòa thượng Thạch Đầu cũng chỉ dạy cần phải tự bảo hộ. Việc này không phải tự các ông nói bàn mà được. Tất cả mỗi người các ông đều tự có một chỗ đất ngồi, lại nghi cái gì?
Thiền đâu phải là vật để các ông hiểu, há có Phật để thành. Một chữ Phật hằng không thích nghe. Các ông tự xem, thiện xảo phương tiện từ bi hỷ xả chẳng phải từ ngoài được, chẳng dính một tấc vuông. Thiện xảo là Văn Thù, phương tiện là Phổ Hiền. Các ông lại nghĩ tìm đuổi vật gì? Chẳng cần hằng cầu, chẳng rơi vào không.
Học giả thời nay lăng xăng lộn xộn cho là tham thiền hỏi đạo. Ta dạo này không đạo có thể tu, không pháp có thể chứng, miếng ăn thức uống mỗi cái tự có phần, đâu cần phải nghi ngờ lo lắng. Mỗi nơi mỗi chỗ đều có như vậy? Nếu biết Thích-ca tức là ông già phàm phu, các ông phải tự xem xét lấy. Chớ để một người mù dẫn đám mù kéo nhau rơi vào hầm lửa, đêm tối mập mờ, làm sao được! Vô sự trân trọng!
*
Có vị tăng đến tham học, vừa tới chân núi gặp Sư.
Tăng hỏi: Núi Đơn Hà phải đi đường nào?
Sư chỉ núi bảo: Chỗ xanh sâm sẩm.
Tăng thưa: Chẳng lẽ cái này là phải sao?
Sư bảo: Thật sư tử con, một phen khêu động liền nhảy.
*
Sư hỏi vị tăng: Nghỉ ở đâu?
Tăng thưa: Nghỉ dưới núi.
Sư bảo: Ăn cơm chỗ nào?
Tăng thưa: Ăn cơm dưới núi.
Sư bảo: Người đem cơm cho xà-lê ăn có đủ mắt không [1].
Tăng không đáp được.

[1][Trường Khánh hỏi Bảo Phước: Đem cho người ăn, có phần cảm ơn, vì sao không đủ mắt?
Bảo Phước nói: Người thí người thọ, cả hai đều mù.
Trường Khánh nói: Tất cả cơ duyên kia lại thành mù chăng?
Bảo Phước nói: Nói ta mù được chăng?

[Huyền Giác bảo rằng: Hãy nói Trường Khánh rõ ý Đơn Hà, hay tự dùng kho báu nhà mình.]

*
Niên hiệu Trường Khánh năm thứ tư (824) ngày hai mươi ba tháng sáu, Sư gọi đệ tử bảo: Lấy nước nóng tắm, ta sắp đi đây.
Tắm xong, Sư đội mũ mang giày cầm trượng, duỗi một chân chưa đến đất liền tịch, thọ tám mươi sáu tuổi. Vua sắc phong là Trí Thông Thiền Sư, tháp hiệu Diệu Giác.

Sư có làm hai bài “Ngoạn Châu Ngâm”, hiện còn lưu hành.

[TSTH 1- HT]

Sư cùng Bàng cư sĩ đang đi, thấy một dòng nước. Bàng công đưa tay chỉ nói: Liền thế ấy hay biện chẳng đến?
Sư bảo: Rõ ràng là biện chẳng đến.
Cư sĩ bèn múc hai vốc nước hắt lên người Sư.
Sư bảo: Chớ như thế, chớ như thế.
Cư sĩ nói: Phải như thế, phải như thế.
Sư lại múc ba vốc nước hắt lên người cư sĩ.
Sư bảo: Chính lúc như thế, kham làm gì?
Cư sĩ nói: Không ngoài vật.
Sư bảo: Người tùy nghi ít.
Cư sĩ nói: Ai là người mất tùy nghi? □

(Còn tiếp)



đơn hà thiên nhiên
鄧州丹霞天然禪師本習儒業,將入長安應舉,方宿於逆旅 ,忽夢白光滿室,占者曰:解空之祥也。偶禪者問曰:仁者何往?曰:選官 去。禪者曰:選官何如選佛?曰:選佛當往何所?禪者曰:今江西馬大師出世,是選佛之場。仁者可往。遂直造江西,纔見祖,師以手拓幞頭額。祖顧視良久,曰:南嶽石頭是汝師也。遽抵石頭,還以前意投之。頭曰:著槽廠去 !師禮謝,入行者房,隨次執爨 役,凡三年。
*忽一日,石頭告眾曰:來日鏟 佛殿前草。至來日,大眾諸童行各備鍬钁 鏟草,獨師以盆盛水,沐頭於石頭前,胡跪。頭見而笑之,便與剃髮,又為說戒。師乃掩耳而出,
*再往江西謁馬祖。未參禮,便入僧堂內,騎聖僧頸而坐。時大眾驚愕,遽報馬祖。祖躬入堂,視之曰:我子天然。師即下地禮拜曰:謝師賜法號。因名天然。祖問:從甚處來?師曰:石頭。祖曰:石頭路滑,還躂倒汝麼?師曰:若躂倒即不來也。
*師因去馬祖處,路逢一老人與一童子。師問:公住何處?老人曰:上是天,下是地。師曰:忽遇天崩地陷,又作麼生?老人曰:蒼天!蒼天!童子噓一聲。師曰:非父不生其子。老人便與童子入山去。
*乃杖錫觀方,居天台華頂峰三年,往餘杭徑山禮國一 禪師。唐元和中至洛京龍門香山,與伏牛和尚 為友。後於慧林寺 遇天大寒,取木佛燒火向,院主訶曰:何得燒我木佛?師以杖子撥灰曰:吾燒取舍利。主曰:木佛何有舍利?師曰:既無舍利,更取兩尊燒。主自後 眉鬚墮落。
*後謁忠國師,問侍者:國師在否?曰:在即在,不見客。師曰:太深遠生!曰:佛眼亦觀不見。師曰:龍生龍子,鳳生鳳兒。國師睡起,侍者以告。國師乃打侍者三十棒,遣出。師聞曰:不謬為南陽國師。
明日再往禮拜,見國師便展坐具。國師曰:不用 !不用!師退後,國師曰:如是!如是!師卻進前。
國師曰:不是!不是!
師遶國師一幣便出。國師曰:去聖時遙,人多懈怠。三十年後,覓此漢也難得。
*訪龐居士,見女子靈照洗菜次,師曰:居士在否?女子放下菜籃,歛手 而立。師又問:居士在否?女子提籃便行。師遂回。須臾居士歸,女子乃舉前話。士曰:丹霞在麼?女曰:去也。士曰:赤土塗 牛妳。
*又一日訪龐居士,至門首相見。師乃問:居士在否?士曰:饑不擇食。師曰:龐老在否?
士曰:蒼天!蒼天!便入宅去。師曰:蒼天!蒼天!便回。
*師問龐居士:昨日相見,何似今日?士曰:如法舉昨日事來作箇宗眼。師曰:祇如宗眼,還著得龐公麼?士曰:我在你眼裡。師曰:某甲眼窄,何處安身?士曰:是眼何窄?是身何安?師休去。士曰:更道取一句,便得此話圓。師亦不對。士曰:就中這一句無人道得。
**元和三年,於天津橋橫臥,會留守鄭公出,呵之不起。吏問其故,師徐曰:無事僧。留守異之,奉束素及衣兩襲,日給米麵,洛下翕然歸信。
*至十五年春,告門人曰:吾思林泉終老之所。時門人齊靜卜南陽丹霞山結庵,三年間玄學者至盈三百眾,建成大院。
**上堂:阿你渾家,切須保護。一靈之物,不是你造作名邈得,更說甚薦與不薦?吾往日見石頭,亦祇教切須自保護,此事不是你談話得。阿你渾家,各有一坐具地,更疑甚麼?禪可是你解底物?豈有佛可成,佛之一字永不喜聞。阿你自看,善巧方便,慈悲喜捨,不從外得,不著方寸。善巧是文殊,方便是普賢。你更擬趁逐甚麼物?不用經求落空去 !今時學者,紛紛擾擾,皆是參禪問道。吾此間無道可修,無法可證。一飲一啄 ,各自有分,不用疑慮。在在處處有恁麼底。若識得釋迦即老凡夫是,阿你須自看取,莫一盲引眾盲,相將入火坑。夜裡暗雙陸,賽彩若為 生?無事珍重!
*有僧到,參於山下。見師便問:丹霞山向甚麼處去?師指山曰:青黯黯處。曰:莫 祇這箇便是麼?師曰:真師子兒,一撥便轉。
**問僧:甚麼處宿?曰:山下宿。師曰:甚麼處喫飯?曰:山下喫飯。師曰:將飯與闍黎喫底人,還具眼也無?僧無對。﹝長慶問保福:將飯與人喫,感恩有分,為甚麼不具眼?福云:施者受者,二俱瞎漢。慶云:盡其機來還成瞎不?福云:道某甲瞎得麼。玄覺徵云:且道長慶明丹霞意,為復自用家財。]長慶四年六月,告門人曰:備湯沐浴,吾欲行矣。乃戴笠策杖受屨,垂一足未及地而化。門人建塔,諡智通禪師,塔曰妙覺。丹霞和尚翫珠吟二首 □

*師與龐居士行次,見一泓水。士以手指曰:便與麼也還辨不出?師曰:灼然是辨不出。士乃戽水 ,潑師二掬。師曰:莫與麼,莫與麼。士曰:須與麼,須與麼。師卻戽水潑士三掬。師曰:正與麼時,堪作甚麼?士曰:無外物。師曰:得便宜者少。士曰:誰是落便宜者?

Trang 5 của 7« Đầu...234567