Thiền Sư Đạo Ngộ (747-806)

Tại Kinh Châu (Trong châu có núi Kinh 荆山 mà được tên Kinh Châu), có hai chùa Thiên Vương và Thiên Hoàng, một ở thành tây Kinh Châu, một ở thành đông Kinh Châu.

Thiền sư Đạo Ngộ, đồng thời có hai vị:
Thiên Vương Đạo Ngộ, chùa Thiên Vương 天王,
thành tây Kinh Châu, nối pháp Mã Tổ.

Thiên Hoàng Đạo Ngộ, chùa Thiên Hoàng 天皇
thành đông Kinh Châu, nối pháp Thạch Đầu.

Việc ngài Đạo Ngộ đến nay vẫn xem là “nghi án thiên cổ” về có hai hay chỉ một Ngài.

Thiền Sư Đạo Ngộ (747-806)
(Đời thứ 3 sau Lục Tổ)
Chùa Thiên Hoàng, Kinh Châu
Hành Tư [THANH NGUYÊN] → Thạch Đầu Hy Thiên →
Thiên Hoàng Đạo Ngộ

Sư họ Trương, quê ở Đông Dương, Vụ Châu. Lúc bé, Sư dung nghi khác thường, không học mà biết.

Năm mười bốn tuổi, Sư xin cha mẹ xuất gia, cha mẹ không cho, Sư thệ bớt ăn bớt uống, mỗi ngày ăn một bữa, dần dần thân thể tiều tụy. Cha mẹ bất đắc dĩ hứa cho Sư xuất gia.
Sư xuất gia với Đại đức ở Minh Châu. Năm hai mươi lăm tuổi, Sư đến chùa Trúc Lâm ở Hàng Châu thọ giới Cụ túc. Sư tinh tấn tu hành giới luật trang nghiêm. Ban đêm, Sư thường ra gò mả ngồi thiền, không kể gió mưa, chẳng chút sợ sệt.

Một hôm Sư đến Dư Hàng (Hàng Châu, Triết Giang) yết kiến thiền sư Kính Sơn Quốc Nhất, nhận được tâm pháp, ở lại đây hầu năm năm.
*
Niên hiệu Đại Lịch (766), Sư đến Chung Lăng yết kiến Mã Tổ, chỉ được xác định lại những chỗ hiểu trước, không có pháp gì khác. Sư dừng lại đây hai năm.
*
Sư lại đến yết kiến Thạch Đầu Hy Thiên.
Sư hỏi: Lìa định tuệ lấy pháp gì dạy người?
Thạch Đầu bảo: Ta nơi đây không có nô tỳ, lìa cái gì?
Sư thưa: Thế nào rõ được.
Thạch Đầu bảo: Ngươi chụp được hư không chăng?
Sư thưa: Thế ấy tức chẳng từ ngày nay đi.
Thạch Đầu bảo: Chưa biết ngươi từ bên kia đến bao giờ.
Sư thưa: Đạo Ngộ chẳng phải người bên kia.
Thạch Đầu bảo: Ta đã biết trước chỗ ngươi đến.
Sư thưa: Sao Thầy lấy tang vật vu khống người?
Thạch Đầu bảo: Thân ngươi hiện tại.
Sư thưa: Tuy nhiên như thế, cứu kính làm sao chỉ dạy người sau?
Thạch Đầu bảo: Ngươi nói ai là người sau?
Sư nhân đây đốn ngộ, đối với lời dạy của hai vị Thầy trước tâm còn sở đắc, nơi đây sạch hết dấu vết.
*
Về sau Sư đến Đương Dương, Kinh Châu ở núi Sài Tử học chúng theo học rất đông. Dân chúng trong đô thành nghe danh lũ lượt kéo đến tham vấn.
Trong đô thành có chùa Thiên Hoàng là nơi danh lam, bị hỏa hoạn hư sập, thầy trụ trì là Linh Giám tìm cách xây cất lại. Linh Giám ước rằng: Nếu được thiền sư Đạo Ngộ về làm hóa chủ ở đây là phước lớn của ta.
Lúc nửa đêm, Linh Giám đến cầu thỉnh, Sư hoan hỷ nhận chịu. Từ đây về sau, Sư trụ ở chùa Thiên Hoàng.
Lúc bấy giờ có quan Bộc xạ Giang Lăng là Bùi Công [1] đến cúi đầu hỏi pháp, Sư trọn không đưa đón. Đối với khách, Sư không phân biệt sang hèn đều ngồi chào họ. Bùi Công càng kính trọng. Do đây pháp Thạch Đầu thịnh nơi pháp tịch này.
*
Có vị tăng hỏi: Thế nào là nói huyền diệu?
Sư đáp: Chớ bảo ta hiểu Phật pháp.
Tăng thưa: Sao để học nhân ôm nghi mãi?
Sư bảo: Sao chẳng hỏi lão tăng?
Tăng thưa: Hỏi rồi.
Sư bảo: Đi! Không phải chỗ ngươi ngụ.
*
Đời Đường niên hiệu Nguyên Hòa (806) tháng tư, Sư có chút bệnh bảo đệ tử báo trước ngày tịch. Đến ngày cuối tháng, chúng họp nhau đến thăm bệnh Sư.
Bỗng nhiên, Sư gọi: Điển tọa!
Điển tọa lại gần, Sư bảo: Hội chăng?
Điển tọa thưa: Chẳng hội.
Sư cầm chiếc gối ném xuống đất, rồi từ biệt chúng thị tịch. Sư thọ sáu mươi tuổi, ba mươi lăm tuổi hạ.
Đến ngày mùng năm tháng tám lập tháp nơi phía đông quận. □
[TSTH 1 – HT]

[1] Giang Tây Bùi Công là Bùi Thọ, em của tể tướng Bùi Hưu, là anh rể của nhà thơ Đỗ Mục, từng làm Quán sát sử ở Giang Tây, sau là Bí thư Giám trí sĩ.
Ông từng làm bài thơ khi đến viếng chùa Diên Khánh ở Tương Châu:

Đan tiêu lộ thượng hiết trưng luân,
Thắng địa thâu gian nhất nhật thân,
Bất thự tiền khu kinh dã điểu,
Duy tương hậu thặng tải thi nhân.
Nham biên hầu sử vân giá khước,
Trúc hạ triêu ý lộ trích tân.
Cánh hướng bích sơn thâm xứ vấn,
Bất phòng du hữu thảo nha thần.

Một ngày du lãm

Dừng chân nghỉ trên đường đi đến triều đình,
Một ngày thân nhàn nơi đất này,
Chẳng sắp đặt đường đi làm chi cho chim chóc sợ,
Chỉ có người đánh xe đi theo nhà thơ (Bùi Công),
Bên bờ đá mây che,
Trúc rơi trên áo giọt sương mai,
Lại hướng vào núi xanh thẳm mà hỏi,
Đâu dè lại có người ẩn cư.



[Cảnh Đức Truyền Đăng Lục]

荊州天皇道悟禪師婺州東陽人也。姓張氏。

神儀挺異。幼而生知長而神俊。

年十四懇求出家父母不聽。遂誓志損減飲膳。日才一食形體羸悴。父母不得已而許之。依明州大德披削。二十五杭州竹林寺具戒精修梵行。推為勇猛。或風雨昏夜宴坐丘塚。身心安靜離諸怖畏。一日遊餘杭首謁徑山國一禪師。受心法服勤五載。唐大歷中抵鍾陵造馬大師。重印前解法無異說。復住二夏。

乃謁石頭遷大師而致問曰。離卻定慧以何法示人。石頭曰。我遮裏無奴婢。離箇什麼。曰如何明得石頭曰。汝還撮得空麼。曰恁麼即不從今日去也。石頭曰。未審汝早晚從那邊來。曰道悟不是那邊人。石頭曰。我早知汝來處。曰師何以贓誣於人。石頭曰。汝身見在。曰雖如是畢竟如何示於後人。石頭曰。汝道阿誰是後人。師從此頓悟。於前二哲匠言下。

有所得心罄殫其跡後卜于荊州當陽柴紫山(五百羅漢翱翔之地也)學徒依附駕肩接跡。都人士女嚮風而至。時崇業寺上首以狀聞。于連帥迎入郡城之左有天皇寺乃名藍也。因火而廢。主寺僧靈鑒將謀修復。乃曰。苟得悟禪。師為化主必能福我。乃中宵潛往哀請肩輿而至。遂居天皇。時江陵尹右僕射裴公稽首問法致禮勤至。師素不迎送。客無貴賤皆坐而揖之。裴公愈加歸向。由是石頭法道盛于此席。僧問。如何是玄妙之說。師曰。莫道我解佛法。僧曰。爭奈學人疑滯何。師曰。何不問老僧。僧曰。問了也。師曰。去不是汝存泊處。師元和丁亥四月示疾。命弟子先期告終。至晦日大眾問疾。師驀召典座。典座近前。師曰。會麼。對曰。不會。師乃拈枕子拋於地上。即便告寂。壽六十。臘三十五。


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *