4- Tứ Tổ Đạo Tín

Tứ Tổ Đại Sư Đạo Tín (580-651)

Chánh Giác Tự, Hoàng Mai, Kì Xuân

Sơ Tổ Bồ Đề Đạt-ma → Nhị Tổ Huệ Khả → Tam Tổ Tăng Xán →
Tứ Tổ Đạo Tín

Tổ họ Tư Mã, gia tộc ở Hà Nội (nay là huyện Thẩm Dương, Hà Nam), về sau dời đến huyện Quảng Tế, Kỳ Châu (cha là Tư Mã Thân làm huyện lệnh tại đây). Cuộc đời Sư siêu thoát lạ thường, thuở nhỏ mến mộ Không tông, các môn giải thoát như đã học từ trước. Đã nối Tổ phong, nhiếp tâm chẳng ngủ, hông chẳng dính chiếu 60 năm.

*

Năm Tùy Đại Nghiệp mười ba (617), Sư nhận đồ chúng đến Cát Châu. Gặp lúc giặc vây thành, bảy tuần không dẹp được, dân chúng kinh hoàng sợ hãi, Tổ thương xót dạy họ niệm ‘Ma ha Bát Nhã’, lúc đó bọn giặc nhìn thấy trên khoảng tường thành có binh thần, bèn bảo nhau rằng: Trong thành ắt có dị nhân, bèn dừng binh rút đi.

*[1]

Đường Vũ Đức năm Giáp thân (624), Tổ trở về Kì Xuân, trụ ở núi Phá Đầu, tăng lữ vân tập đến rất đông.

*

Một hôm đến huyện Hoàng Mai, trên đường gặp một đứa bé, vóc dáng và diện mạo kì tú, khác những đứa trẻ thường.

Tổ hỏi: Con họ gì?

Thưa rằng: Họ thì có, nhưng chẳng phải họ thường.

Tổ bảo: Là họ gì.

Thưa: Là họ Phật (tánh Phật).

Tổ bảo: Con không có họ sao?

Thưa: Vì tánh không nên không.

Tổ thầm biết đây là pháp khí, liền bảo thị giả đến nhà mẹ của cậu bé xin cho xuất gia. Người mẹ do nhân duyên xưa, nên không miễn cưỡng, giao làm đệ tử. Cho đến phó pháp, truyền y.

Kệ rằng:

Hoa chủng hữu sanh tánh
Nhân địa hoa sanh sanh
Đại duyên dữ tánh hợp
Đương sanh sanh bất sanh.

Giống hoa có tánh sanh
Nhân đất tánh hoa sanh
Duyên sâu cùng tánh hợp
Nên sanh, sanh chẳng sanh.

*

Năm Quý mão niên hiệu Trinh Quán (643), Đường Thái Tông nghe đạo vị của Tổ, muốn nhìn phong thái, mời đến kinh đô. Tổ dâng biểu từ tạ, trước sau ba lần.

Đến lần thứ tư, bảo sứ giả rằng: Nếu thật không đi, đem đầu về đây.

Sứ đến núi đọc chiếu lệnh của vua. Tổ bèn đưa cổ ra trước đao, sắc mặt nghiễm nhiên. Sứ trở về thưa trình việc trên, vua càng thêm khâm phục và kính trọng.

 *

Đường Cao Tông niên hiệu Vĩnh Huy năm Tân hợi (651), mùng bốn tháng chín nhuận, Tổ nhắc nhở môn nhân: Tất cả các pháp, đều là giải thoát, các ông mỗi người tự hộ niệm, lưu truyền giáo hóa đến mai sau.

Nói xong ngồi yên thị tịch, thọ 72 tuổi, tháp xây nơi núi, năm sau ngày mùng tám tháng tư, tháp tự mở, dung mạo như còn sống, từ đó về sau môn nhân chẳng dám đóng cửa lại. □

CHÚ THÍCH

[1] Sau khi xong việc ở thành Cát Châu, Đạo Tín đi đến Nam Nhạc, qua ngang Giang Châu, vì tăng tục ở Giang Châu, ngài dừng chân tại chùa Đại Lâm thuộc núi Lô Sơn trải qua mười năm.

Tăng tục ở Kỳ Châu mới Sư qua bờ sông phương Bắc của huyện Hoàng Mai. Tuy nhiên đang đi qua núi thấy núi Song Phong có khe suối tốt, ngài quyết định dừng lại đây luôn, một mình ở núi hơn ba mươi năm, mọi người các châu đến học, không ngại đường xa.

[Truyền Pháp Bảo Ký & Cao Tăng Truyện)




[Lịch sử Thiền Tông Trung Quốc – Ấn Thuận]
Đạo Tín lấy ‘pháp làm phương tiện nhập đạo, tức lấy “Nhập đạo an tâm yếu phương tiện môn” dạy người.
Đạo Tín chọn tư tưởng Nhất hạnh tam muội trong “Kinh Văn Thù Thuyết Bát Nhã”.
Sự lưu truyền “Nhập đạo an tâm yếu phương tiện môn” trong “Lăng Già Sư Tư Ký”, tiêu biểu cho phương pháp thiền của Đạo Tín, có thể nói đây là tư liệu quý giá, xác thực khó tìm thấy!
Đạo Tín đã kết hợp hành thiền và Bồ tát giới (Giới Bồ tát rất thịnh hành vào thời Nam Triều – Lương Võ Đế và Tùy Dạng Đế -lúc còn là Tần vương- đều thọ giới Bồ tát).
Lúc Đạo Tín đến phương nam tu học, chịu ảnh hưởng tư tưởng bát-nhã ở phương nam. Khi ở Cát Châu dạy mọi người hành trì “Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật”.
Mãi đến khi khai pháp tại núi Song Phong, mới đem Chư Phật tâm đệ nhất trong “Kinh Lăng Già” và Nhất hạnh tam muội trong “Kinh Văn Thù Thuyết Bát Nhã” dung hợp lại, hình thành Nhập đạo an tâm yếu phương tiện môn. Từ đó thiền pháp thống nhất tư tưởng giữa ‘Lăng-già’ và ‘Bát-nhã’.



tứ tổ đạo tín
▲四祖道信大師者。姓司馬 氏。世居河內 。後徙於蘄州廣濟縣 。生而超異。幼慕空宗。諸解脫門宛如 宿習。既嗣祖風。攝心無寐 。脅不至席者六十年。
*于隋大業十三載。領徒眾抵吉州。值群盜圍城。七旬不解。萬眾惶怖。祖愍之教念摩訶般若。時賊眾望雉堞 間。若有神兵。乃相謂曰。城內必有異人。稍稍引去。
*唐武德甲申歲。師卻返蘄春。住破頭山。學侶 雲臻。一日往黃梅縣。路逢一小兒。骨相 奇秀。異乎常童。
祖問曰。子何姓。
答曰。姓即有。不是常姓。祖曰。是何姓。
答曰。是佛性。
祖曰。汝無姓耶。答曰。性空故無。
祖默識其法器。即俾侍者至其母所。乞令出家。母以宿緣故 。殊無難色 。遂捨為弟子。以至付法傳衣。
偈曰。
華種有生性。因地華生生。
大緣與性合。當生生不生 
*貞觀癸卯歲。太宗嚮師道味。欲瞻風彩。詔赴京。祖上表遜謝 。前後三返。第四度命使曰。如果不起。取首來。使至山諭旨 。祖乃引頸 就刃。神色儼然。使回以狀聞 。帝彌欽重 
高宗永徽辛亥歲。閏九月四日。忽垂誡 門人曰。一切諸法。悉皆解脫。汝等各自護念。流化未來。
言訖安坐而逝。壽七十有二。塔於本山。明年四月八日。塔戶自開。儀相如生。爾後 門人遂不敢復閉焉。


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *