Chí đạo không khó |
Chí đạo vô nan |
至道無難 |
Mảy may vừa sai |
Hào ly hữu sai |
毫釐有差 |
Trái thuận tranh nhau |
Vi thuận tương tranh |
違順相爭 |
Tròn đồng thái hư |
Viên đồng thái hư |
圓同太虛 |
Chớ theo duyên có |
Mạc trục Hữu duyên |
莫逐有緣 |
Ngăn động về tĩnh |
Chỉ động quy chỉ |
止動歸止 |
Một thứ chẳng thông |
Nhất chủng bất thông |
一種不通 |
Nói nhiều nghĩ nhiều |
Đa ngôn đa lự |
多言多慮 |
Về nguồn được chỉ |
Quy căn đắc chỉ |
歸根得旨 |
Không trước chuyển biến |
Tiền không chuyển biến |
前空轉變 |
Hai kiến chẳng trụ |
Nhị kiến bất trụ |
二見不住 |
Hai do một có |
Nhị do nhất hữu |
二由一有 |
Không lỗi không pháp |
Vô cữu vô pháp |
無咎無法 |
Cảnh do năng cảnh |
Cảnh do năng cảnh |
境由能境 |
Một không đồng hai |
Nhất không đồng lưỡng |
一空同兩 |
Đạo lớn thể rộng |
Đại đạo thể khoan |
大道體寬 |
Chấp đó mất chừng |
Chấp chi thất độ |
執之失度 |
Tùy tánh hợp đạo |
Nhậm tánh hiệp đạo |
任性合道 |
Chẳng tốt nhọc thần |
Bất hảo lao thần |
不好勞神 |
Sáu trần chẳng ghét |
Lục trần bất ố |
六塵不惡 |
Pháp không pháp khác |
Pháp vô dị pháp |
法無異法 |
Mê sanh tịch loạn |
Mê sanh tịch loạn |
迷生寂亂 |
Mộng huyễn không hoa |
Mộng huyễn không hoa |
夢幻空華 |
Mắt nếu chẳng ngủ |
Nhãn nhược bất thùy |
眼若不眠 |
Nhất như thể huyền |
Nhất như thể huyền |
一如體玄 |
Sạch hết lý do |
Dẫn kỳ sở dĩ |
泯其所以 |
Hai đã chẳng thành |
Lưỡng ký bất thành |
兩既不成 |
Hợp tâm bình đẳng |
Khế tâm bình đẳng |
啟心平等 |
Tất cả chẳng giữ, |
Nhất thiết bất lưu |
一切不留 |
Chẳng phải chỗ suy |
Phi tư lương xứ |
非思量處 |
Muốn gấp khế hợp |
Yếu cấp tương ưng |
要急相應 |
Bậc trí mười phương |
Thập phương trí giả |
十方智者 |
Không đây chẳng đây |
Vô tại bất tại |
無在不在 |
Rất lớn đồng nhỏ |
Cực đại đồng tiểu |
極大同小 |
Nếu chẳng như thế |
Nhược bất như thử |
若不如是 |
Chỉ hay như thế |
Đãn năng như thị |
但能如是 |
Dứt đường nói năng |
Ngôn ngữ đạo đoạn |
言語道斷 |
* Thiền sư Trung Phong Minh Bản làm “Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải”, mỗi hai câu, lại đem “thị ngữ” (lời dạy, lời nêu lên), kế đến giải thích nghĩa lý, bèn làm ra “tịch nghĩa” (nghĩa thấu triệt, nghĩa phá). Lại làm kệ dưới lời giải.
Tạm ghi lại đoạn đầu, nói chung ý chính đều như vậy.
Đạo tột không khó, chỉ ngại giản trạch.
Thị ngữ (Lời dạy):
Ánh sáng diệu kỳ rực rỡ, mọi người chẳng thể suy lường. Ở nơi thâm sâu của vạn tượng, khai mở cửa lớn của nguồn sâu. Lâm Tế dùng Kim Cang Vương, phát ra lệnh vang rền như sấm sét, nhìn theo bóng còn khó thấy. Đức Sơn khiển thượng tọa mộc (chỉ cây gậy), chấn động uy phong gió bay điện chớp, đuổi theo chẳng kịp. Tạo hình đúc tượng, chẳng kể công lao. Vác biển đỡ núi, giống như kia chẳng nặng (nghĩa là không cần ra sức). Lão già mặt vàng bốn mươi chín năm, có tay cũng đành nắm bắt hư không, 1700 tên trộm giỏi, có miệng chỉ để treo trên vách. Mọi thứ hiện bày mà khó nói cho tường tận. Định ngay trước mặt chỉ cho anh, đã là trước cửa đầy gai góc.
Nghĩa giải:
Tổ sư nói: “Đạo tột không khó, chỉ ngại lựa chọn” (Chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch).
Người nghĩa giải rằng: Hai câu này là cương lĩnh cốt yếu của toàn bài này, là ý chỉ trọng tâm của bài minh này. Song, nói một chữ Tín này, là nói sự chứng ngộ, chẳng phải Tín của tín hạnh. Như các vị trong hội Pháp Hoa, nơi chỗ biết quyền biến mà nhập vào thật (hội quyền nhập thật), làm phẩm Tín Giải để thuật lại tâm ý.
Các Tổ của chúng ta thấy đó, nói “chí đạo (đạo tột, đạo lớn), riêng Phật chứng đó, gọi là Bồ-đề. Chúng sanh mê đó, gọi là vô minh. Trong kinh hiển bày đó, là “bản giác”. Đều là tên khác của một tâm này vậy. Cho dù trùm khắp danh tướng, hòa nhập sắc không, khác vết trái đường, ngàn điều muôn mục, há trái nhau có hơn có kém. Ngộ mê nào cách, đều do một tâm này mà được.
Như cây bách của Triệu Châu, vòng Kim Cang của Dương Kỳ, chậu cát bể của Mật Am, bánh nhân sắt của Đông Sơn. Những lời nói khác nhau phát khởi lên, pháp tà khó chống đỡ, thì biết lời nói về “đạo tột” (chí đạo) đã truyền khắp rồi, rộng thông sự lý, dung hội và quán thông cổ kim. Nói việc “không khó” (vô nan) đã thành lời thừa. Như thế thánh phàm nhiễm tịnh, những gì nhìn thấy đều chân. Phân biệt chọn lựa (giản trạch) thì tình sanh, trái với “thể tột” (chí thể). Đây nói “duy hiềm giản trạch” vậy. Văn bên dưới tuy khác, cũng không ngoài ý này.
Tịch nghĩa rằng:
Dường như tương tợ, dường như chẳng đồng.
Hai chữ “chí đạo”, mặc ông giải nghĩa theo ý, nói yếu chỉ “vô nan” cần tương ưng mới được. Nếu chẳng phải người tâm khai thần ngộ, thầm khế hợp với diệu tâm, thấy biết hơn người, vượt thoát ngữ ngôn hình tướng mà nhắm đến yếu chỉ “vô nan”, đâu khác trời cao và vực sâu. Nơi căn và cảnh đối nhau, sai biệt lẫn nhau bày ra. Chẳng thể ngay đó giải thoát, nghĩ đến đạo lý “chẳng giản trạch” và “không khó” (vô nan) đó, để chứa trong lòng, lại quá hơn nhận giặc làm con đấy. Nên nơi đây chẳng thể quên lời.
Kệ viết:
Đạo tột chẳng nên sợ giải thích
Chớ bảo giản trạch rơi vào phàm tình
Gấp phải đâm mù con mắt mẹ sanh ra
Ban ngày đốt đèn đọc bài minh này. □
Bởi do lấy bỏ cho nên chẳng như
Thị ngữ: (Lời dạy)
Tiến Phước nói “mạc”, Triệu Châu nói “vô”. Tuyết Phong đưa ra con rắn mũi rùa ở núi Nam. Vân Môn đánh chết cá chép Đông Hải. Hưng Hóa phó trai ở thôn xóm, vào cổ miếu ẩn mưa to gió lớn. Đan Hà thiêu Phật gỗ, làm cho viện chủ rụng lông mày. Nghi chết biết bao trượng phu trong nhân gian.
Nghĩa giải rằng:
Tổ sư nói: “Bởi do lấy bỏ cho nên chẳng như”, người nghĩa giải cho rằng: Tâm này đã tròn như thái hư, chẳng tướng nào mà không đủ, tất cả đều “như”. Ông trong pháp nhiễm tịnh, chợt sanh tâm lấy bỏ thì “bất như”(chẳng như) vậy.
Tịch nghĩa rằng:
Nếu là bậc thượng sĩ tham học bản sắc chân chánh, thấy người nói những lời này, liền nhổ ngay vào mặt, chẳng phải vì tánh nóng, bởi do tượng rồng chẳng thể làm mưa.
Nên có kệ rằng:
Thủ đã chẳng như, xả chẳng như
Là trâu ai dám gọi là lừa
Thể kim cang khắp cõi nước
Cũng là lại gắn râu dưới cằm.