6- Lục Tổ Huệ Năng – Pháp Tánh Tự

Lục Tổ Huệ Năng (638-713)

Sơ Tổ Đạt-ma → Nhị Tổ Huệ Khả → Tam Tổ Tăng Xán → Tứ Tổ Đạo Tín → Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn → Lục Tổ Huệ Năng

Lục Tổ họ Lư, trước là người Phạm Dương, cha tên Hành Thao, trong niên hiệu Vũ Đức bị giáng quan về Tân Châu, Nam Hải[1] và định cư nơi đây. Ba tuổi cha mất, mẹ thủ chí nuôi con, gia cảnh nghèo túng, Sư kiếm củi qua ngày.

Một hôm gánh củi đến chợ, nghe khách tụng kinh Kim Cang đến đoạn “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, có chỗ cảm ngộ, bèn hỏi khách: “Đây là pháp gì? Người truyền là ai?” Khách bảo: “Đây là kinh Kim Cang, được nghe nơi Đại sư Hoằng Nhẫn ở Hoàng Mai”.

Tổ bèn thưa với mẹ ý tầm thầy học đạo. Nhờ khách giúp đỡ coi mẹ, rồi đi đến Thiều Châu. Gặp bậc cao sĩ Lưu Chí Lược trao đổi có chỗ hợp nên kết làm bạn. Lưu có người cô là ni cô Vô Tận Tạng thường tụng kinh Niết Bàn. Tổ nghe qua liền nói nghĩa kinh.

Ni liền cầm quyển kinh đến hỏi chữ.

Tổ bảo: Chữ thì không biết, xin hỏi về nghĩa.

Ni nói: Chữ còn không biết, sao có thể hiểu nghĩa?

Tổ bảo: Diệu lý của chư Phật chẳng liên quan đến văn tự.

Ni nghe lời này lấy làm lạ, bảo với các bậc trưởng lão trong hương thỉnh đến Bảo Lâm Cổ Tự. Trụ nơi đây chẳng bao lâu, một hôm Tổ suy nghĩ: Ta cầu đại pháp, há có thể dừng ở giữa đường.

Sáng hôm sau bèn đi đến huyện Lạc Xương thạch thất ở Tây Sơn (Tây Sơn nay là huyện Nhũ Nguyên) gặp thiền sư Trí Viễn. Trí Viễn khuyến khích nên đến Hoàng Mai tham vấn. Tổ bèn từ biệt thẳng đến Đông Sơn Hoàng Mai. Đó là vào khoảng Đường Hàm Hanh năm thứ hai (671).

Đại sư Hoằng Nhẫn một phen thấy biết là pháp khí. Về sau truyền y bát, bảo đi ẩn ở Hoài Tập và Tứ Hội.

Huệ Năng canh ba lãnh được y bát, thưa: Huệ Năng vốn là người miền Nam, không biết đường đi, làm sao ra được bến đò?

Ngũ Tổ bảo: Ông chẳng phải lo, ta tự đưa ông đi.

Ngũ Tổ liền đưa đến bến đò Cửu Giang. Khi lên thuyền, Ngũ Tổ bèn cầm chèo tự chèo.

Huệ Năng thưa: Thỉnh Hòa thượng ngồi, để đệ tử chèo.

Ngũ Tổ bảo: Phải là ta độ ông.

Huệ Năng thưa: Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi thì tự độ. Độ tên tuy là một nhưng chỗ dùng không đồng. Huệ Năng sanh nơi biên phương, tiếng nói không đúng, nhờ Thầy truyền pháp nay đã được ngộ, chỉ nên Tự tánh tự độ.

Ngũ Tổ bảo: Như thế! Như thế! Về sau Phật pháp do ông mà được thạnh hành, ông đi ba năm, ta sẽ thệ thế. Nay ông đi an vui, nỗ lực hướng về Nam, không nên nói pháp sớm, Phật pháp sẽ gặp tai nạn.

Huệ Năng từ giã Ngũ Tổ rồi cất bước đi về phương Nam, trong khoảng hai tháng đến ngọn núi Đại Dữu.

*

Khi đó vài trăm người đuổi theo, muốn cướp y bát, một vị tăng họ Trần, tên Huệ Minh, trước là tướng quân bậc Tứ phẩm, tánh hạnh thô tháo, hết lòng theo tìm, chạy trước mọi người, đuổi kịp Huệ Năng.

Huệ Năng để y bát trên bàn thạch nói: Y này là biểu tín, có thể dùng sức mà tranh sao!

Huệ Năng liền ẩn trong lùm cỏ, Huệ Minh đến cầm y lên mà không nhúc nhích, mới kêu rằng: Cư sĩ, cư sĩ! Tôi vì pháp mà đến chớ không phải vì y.

Huệ Năng bèn bước ra ngồi trên bàn thạch. Huệ Minh liền làm lễ thưa: Mong cư sĩ vì tôi nói pháp.

Huệ Năng bảo: Ông đã vì pháp mà đến thì nên dứt sạch các duyên, chớ sanh một niệm, tôi vì ông nói.

Huệ Minh im lặng giây lâu.

Huệ Năng bảo: Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy cái gì là Bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?

Huệ Minh ngay câu nói đó liền đại ngộ. Lại hỏi: Ngoài mật ngữ, mật ý trên, còn có mật ý khác chăng?

Huệ Năng bảo: Vì ông nói tức không phải mật vậy, ông nếu phản chiếu thì mật ở bên ông.

Huệ Minh thưa: Huệ Minh tuy ở Huỳnh Mai, thật chưa có tỉnh diện mục của chính mình, nay nhờ chỉ dạy như người uống nước lạnh nóng tự biết. Nay cư sĩ tức là Thầy của Huệ Minh.

Huệ Năng bảo: Ông nếu như thế thì tôi cùng ông đồng thờ thầy Huỳnh Mai, khéo tự hộ trì.

Huệ Minh lại thưa: Huệ Minh từ nay về sau nhằm chỗ nào đi?

Huệ Năng bảo: Gặp Viên thì dừng, gặp Mông thì ở[2].

Huệ Minh liền lễ từ. Huệ Minh trở về, xuống núi bảo những người đuổi theo: Đi trên những đồi núi này trọn không tìm ra tung tích, phải đi qua đường khác tìm.

Cả chúng đuổi theo đều cho là đúng. Huệ Minh về sau đổi tên là Đạo Minh, đó là tránh chữ đầu của tên Thầy.

*

Huệ Năng sau đến Tào Khê lại bị bọn người ác tìm đuổi mới ở nơi Tứ Hội tị nạn trong đám thợ săn.

Trải qua mười lăm năm, khi đó cùng những người thợ săn tùy nghi nói pháp. Những người thợ săn thường bảo giữ giềng lưới, khi Huệ Năng thấy những con vật mắc lưới đều thả. Mỗi khi đến bữa ăn, hái rau gởi luộc trong nồi thịt, hoặc có người hỏi thì đáp: Chỉ ăn rau ở bên thịt.

Một hôm, mới suy nghĩ: Thời hoằng pháp đã đến, không nên trọn trốn lánh.

*

Đường Nghi Phụng năm đầu (676), đến Nam Hải, gặp Pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết Bàn tại chùa Pháp Tánh. Tổ ở ngoài hành lang, đêm tối gió thổi cột phướn, nghe hai vị tăng bàn nhau. Một vị nói phướn động, một vị nói gió động. Nghe lời đối đáp biết chưa khế lý, Tổ bảo: Có thể cho kẻ này luận bàn được chăng, gió phướn chẳng động, động là tâm vậy.

Ấn Tông nghe được lời này, kinh ngạc. Sáng hôm sau mời tổ vào thất, hỏi nghĩa việc gió và phướn. Tổ nói lại đầy đủ, Ấn Tông bất giác đứng dậy nói: Hành giả nhất định là người phi thường, Thầy của hành giả là ai?.

Tổ kể lại nhân do đắc pháp. Ấn Tông lễ xin làm đệ tử, xin thọ yếu chỉ thiền.

Ấn Tông bảo với bốn chúng: Ấn Tông là Tỳ-kheo phàm phu, nay gặp được nhục thân Bồ tát. Và chỉ chỗ Lư cư sĩ đang ngồi, bảo: Chính là đây vậy.

Nhân đây thỉnh đưa y bát được truyền ra để chiêm ngưỡng và lễ bái. Đến ngày rằm tháng giêng, hội các danh đức lại vì Huệ Năng thế phát.

Mùng tám tháng hai, nơi chùa Pháp Tánh, Luật sư Trí Quang truyền giới, tại giới đàn do Tam tạng Cầu-na Bạt-đà-la đời Lưu Tống (khoảng 435) bài trí. Tam Tạng có nói: Sau tại đạo tràng này có nhục thân Bồ tát thọ giới.

Lại nữa, vào cuối nhà Nam Lương, Tam tạng Chân Đế (Ba-la Mạt-đà) chính tay trồng hai cây bồ-đề cạnh đàn tràng, nói với chúng: “Một trăm hai mươi năm sau có bậc đại khai sĩ nơi dưới gốc cây này diễn nói pháp Vô thượng thừa, độ vô lượng chúng”.

Tổ thọ giới xong, dưới gốc cây bồ-đề này khai pháp môn Đông Sơn, hợp với duyên xưa.

Năm sau mùng tám tháng hai (677), Tổ bảo với chúng: Ta chẳng nguyện ở đất này, muốn trở về nơi quy ẩn năm xưa. Ấn Tông cùng tăng ni đạo tục hơn trăm ngàn người đưa Tổ về Bảo Lâm Tự (Tào Khê).


Ghi chú


[1] Nam Hải lúc xưa thuộc Nam Hải, Phiên Ngung, Thuận Đức. Khoảng năm 206 trước công nguyên, Triệu Đà tự lập Nam Việt Vương, đô ở Phiên Ngung.

[2]  Sau này Huệ Minh trụ ở núi Mông Sơn, Viên Châu.

Xem phân tích ngữ pháp

lục tổ huệ năng
六祖慧能大師者,俗姓盧氏,其先范陽人。父行瑫,武德中左官于南海之新州,遂占籍焉。三歲喪父,其母守志。鞠養及長,家尤貧簍,師樵採以給。一日負薪至市中,聞客讀金剛經,至應無所住而生其心,有所感悟,而問客曰:此何法也?得於何人?客曰:此名金剛經,得於黃梅忍大師。祖遽告其母以為法尋師之意。直抵韶州,遇高行士劉志略,結為交友。尼無盡藏者,即志略之姑也。常讀涅槃經,師暫聽之,即為解說其義,尼遂執卷問字。祖曰:字即不識,義即請問。尼曰:字尚不識,曷能會義?祖曰:諸佛妙理,非關文字。尼驚異之,告鄉里耆艾曰:能是有道之人,宜請供養。於是居人競來瞻禮。近有寶林古寺舊地,眾議營緝,俾祖居之。四眾霧集,俄成寶坊。祖一日忽自念曰:我求大法,豈可中道而止。
明日遂行,至樂昌縣西山石室間遇智遠禪師。祖遂請益。遠曰:觀子神姿爽拔,殆非常人。吾聞西域菩提達磨傳心印於黃梅,汝當往彼參決。祖辭去,直造黃梅之東山,即唐咸亨二年也。#☸忍大師一見,默而識之。後傳衣法,令隱于懷集四會之間。

**

至儀鳳元年丙子正月八日,屆南海,遇印宗法師於法性寺講涅槃經。祖寓止廊廡間,暮夜,風颺剎幡。聞二僧對論,一曰幡動,一曰風動。往復酬答,曾未契理。祖曰:可容俗流輒預高論否?直以風幡非動,動自心耳。
印宗竊聆此語,竦然異之。明日,邀祖入室,徵風幡之義。祖具以理告,印宗不覺起立曰:行者定非常人。師為是誰?
祖更無所隱,直敘得法因由。於是印宗執弟子之禮,請授禪要。乃告四眾曰:印宗具足凡夫,今遇肉身菩薩。
乃指座下盧居士曰:即此是也。因請出所傳信衣,悉令瞻禮。至正月十五日,會諸名德,為之剃髮。二月八日,就法性寺智光律師授滿分戒。其戒壇,即宋朝求那跋陀三藏之所置也。三藏記云:後當有肉身菩薩在此壇受戒。
又梁末真諦三藏於壇之側手植二菩提樹,謂眾曰:卻後一百二十年,有大開士於此樹下演無上乘,度無量眾。
祖具戒已,於此樹下開東山法門,宛如宿契。

 


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *