Thiền Sư Bổn Tịnh

Tư Không Sơn – Nhị Tổ Tự trùng tu

Thiền Sư Bổn Tịnh (?-761)
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Tư Không Sơn, Nhạc Tây
Lục Tổ Huệ Năng → Tư Không Bổn Tịnh

Sư họ Trương, quê ở Giáng Châu, xuất gia từ thuở bé. Sau Sư đến tham học với Lục tổ Huệ Năng được Tổ truyền tâm. Sư từ giã Tổ, tìm đến núi Tư Không ở chùa Vô Tướng, chuyên ở nơi đây tu hành.
Đời Đường niên hiệu Thiên Bảo thứ ba (744) vua Huyền Tông sai Trung sứ Dương Quang Đình vào núi cắt dây thường xuân. Dương Quang Đình tình cờ gặp được thất của Sư. Đình lễ bái thưa: Đệ tử mộ đạo đã lâu, cúi xin Hòa thượng từ bi tóm tắt chỉ dạy.

Sư bảo: Người nghiên học Thiền tông trong thiên hạ đều hội về kinh sư, thiên sứ nên trở về triều thưa hỏi là đầy đủ. Bần đạo ở gộp núi cạnh khe không có chỗ dụng tâm.

Quang Đình thiết tha khóc lóc lễ lạy.

Sư bảo: Thôi! Chớ lễ bần đạo. Thiên sứ vì cầu Phật hay vì hỏi đạo?

Đình thưa: Đệ tử trí thức tối tăm chưa biết Phật với Đạo nghĩa ấy thế nào?

Sư bảo: Nếu muốn cầu Phật, tức tâm là Phật. Nếu muốn hội đạo, vô tâm là đạo.

Thưa: Thế nào tức tâm là Phật?

Sư bảo: Phật nhân tâm mà ngộ, tâm do Phật được bày. Nếu ngộ vô tâm thì Phật cũng chẳng có.

Thưa: Thế nào vô tâm là đạo?

Sư bảo: Đạo vốn vô tâm, vô tâm gọi là đạo. Nếu rõ vô tâm thì vô tâm tức là đạo vậy.

Quang Đình đảnh lễ tin nhận.

*

Trở về triều, Quang Đình tâu hết việc trong núi cho vua nghe. Vua ban sắc lệnh sai Quang Đình đi thỉnh Sư. Ngày 13 tháng chạp, Sư theo sứ về đến đế đô, vua thỉnh ở chùa Bạch Liên.
Đến ngày rằm tháng hai năm sau, vua mời hết những danh tăng và các người học Phật uyên bác, đến nội đạo tràng cùng Sư xiển dương Phật lý.
*
Khi ấy, có thiền sư Viễn lớn tiếng hỏi Sư: Nay đối thánh thượng để xét lường tôn chỉ, cần phải hỏi thẳng, đáp thẳng, không cần dùng nhiều lời. Như chỗ thấy của Thiền sư lấy gì làm đạo?

Sư đáp: Vô tâm là đạo.

Viễn hỏi: Đạo do tâm mà có, đâu được nói vô tâm là đạo?

Sư đáp: Đạo vốn không tên, nhân tâm nên gọi là đạo. Tâm và tên nếu có thì đạo không rỗng suốt. Tột tâm đã không thì đạo nương đâu mà lập? Cả hai đều hư vọng, trọn là giả danh.

Viễn hỏi: Thiền sư thấy thân tâm là đạo rồi chăng?

Sư đáp: Sơn tăng thân tâm xưa nay là đạo.

Viễn hỏi: Vừa nói vô tâm là đạo, giờ lại nói thân tâm xưa nay là đạo, đâu không trái nhau?

Sư đáp: Vô tâm là đạo, tâm mất đạo không, tâm đạo nhất như nên nói vô tâm là đạo. Thân tâm xưa nay là đạo, đạo cũng vốn là thân tâm, thân tâm vốn đã là không, đạo cũng tột nguồn chẳng có.

Viễn hỏi: Xem hình thể thiền sư rất nhỏ, đâu thể hội được lý này?

Sư đáp: Đại đức chỉ thấy tướng sơn tăng, chẳng thấy được không tướng của sơn tăng. Thấy tướng là chỗ thấy của đại đức, kinh nói “phàm có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức ngộ được đạo kia”. Nếu lấy tướng cho là thật thì cùng kiếp không thể ngộ đạo.

Viễn bảo: Nay thỉnh Thiền sư ở trên tướng nói không tướng.

Sư đáp: Kinh Tịnh Danh nói “Bốn đại không chủ, thân cũng không ngã, chỗ thấy không ngã, cùng đạo tương ưng.” Đại đức nếu cho tứ đại có chủ là ngã, nếu thấy có ngã thì cùng kiếp không thể hội đạo.

Viễn nghe nói thất sắc lặng lẽ rút lui.

Sư có bài kệ:

Tứ đại vô chủ phục như thủy
Ngộ khúc phùng trực vô bỉ thử
Tịnh uế lưỡng xứ bất sanh tâm
Ủng quyết hà tằng hữu nhị ý
Xúc cảnh đản tợ thủy vô tâm
Tại thế tung hoành hữu hà sự?

Bốn đại không chủ cũng như nước
Dù gặp cong ngay chẳng kia đây
Hai nơi nhơ sạch tâm không sanh
Thông bít chưa từng có hai ý
Xúc cảnh chỉ như nước không tâm
Ở thế tung hoành nào có việc?

Một đại như thế, bốn đại cũng vậy. Nếu rõ bốn đại không chủ tức ngộ vô tâm. Nếu rõ vô tâm tự nhiên hợp đạo.

(Còn tiếp)



tư không bổn tịnh
司空山本淨禪師者,絳州人也。姓張氏。幼歲披緇于曹谿之室,受記隸司空山無相寺。唐天寶三年玄宗遣中使楊光庭入山,採常春藤,因造丈室。禮問曰:「弟子慕道斯久,願和尚慈悲,略垂開示。」師曰:「天下禪宗碩學,咸會京師。天使歸朝,足可咨決。貧道隈山傍水,無所用心。」光庭泣拜。師曰:「休禮貧道。天使為求佛邪?問道邪?」曰:「弟子智識昏昧,未審佛之與道,其義云何?」師曰:「若欲求佛,即心是佛。若欲會道,無心是道。」曰:「云何即心是佛?」師曰:「佛因心悟,心以佛彰。若悟無心,佛亦不有。」曰:「云何無心是道?」師曰:「道本無心,無心名道。若了無心,無心即道。」光庭作禮,信受。
既回闕庭,具以山中所遇奏聞。即敕光庭詔師到京,敕住白蓮亭。越明年正月十五日,召兩街名僧碩學赴內道場,與師闡揚佛理。
*時有遠禪師者,抗聲謂師曰:「今對聖上,校量宗旨,應須直問直答,不假繁辭。只如禪師所見,以何為道?」師曰:「無心是道。」遠曰:「道因心有,何得言無心是道?」師曰:「道本無名,因心名道。心名若有,道不虛然。窮心既無,道憑何立?二俱虛妄,總是假名。」遠曰:「禪師見有身心,是道已否?」師曰:「山僧身心本來是道。」遠曰:「適言無心是道,今又言身心本來是道,豈不相違?」師曰:「無心是道,心泯道無,心道一如,故言無心是道。身心本來是道,道亦本是身心。身心本既是空,道亦窮源無有。」遠曰:「觀禪師形質甚小,卻會此理。」師曰:「大德只見山僧相,不見山僧無相。見相者是大德所見。經云:『凡所有相,皆是虛妄。』若見諸相非相,即見其道。若以相為實,窮劫不能見道。」遠曰:「今請禪師於相上說於無相。」師曰:「淨名經云:『四大無主,身亦無我。無我所見,與道相應。』大德若以四大有主是我,若有我見,窮劫不可會道也。」遠聞語失色,逡巡避席。師有偈曰:「四大無主復如水,遇曲逢直無彼此。淨穢兩處不生心,壅決何曾有二意。觸境但似水無心,在世縱橫有何事?」復云:「一大如是,四大亦然。若明四大無主,即悟無心。若了無心,自然契道。」


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *