Thiền Sư Nguyên Khuê

Sơn thần thọ giới

Thiền Sư Nguyên Khuê (?-716)
Tung Nhạc, Hà Nam
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn → Tung Nhạc Huệ An → Tung Nhạc Nguyên Khuê

Sư họ Lý, người Y Khuyết, tuổi nhỏ xuất gia. Năm thứ hai niên hiệu Vĩnh Thuần (683) thọ Cụ túc giới, chùa Nhàn Cư, Sư học Tỳ-ni không biết mỏi mệt.

Chùa Nhàn Cư ban đầu là Ly cung của Ngụy Hiếu Văn Đế (471-499), đến niên hiệu Chánh Quang năm đầu (520) lại lập thành Nhàn Cư Tự 閑居寺.
Nhà Tùy, niên hiệu Khai Hoàng thứ năm (585) đổi tên là Tung Nhạc Tự 嵩嶽寺, về sau Tùy Văn Đế sắc tứ ban tên Hội Thiện Tự 會善寺.
Vũ Hậu Tắc Thiên tuần du đến chùa này, bái thiền sư Đạo An làm Quốc sư, ban sắc chùa tên An Quốc Tự 安國寺.
Hội Thiện Tự hiện còn nhiều văn bia trong chùa.

Về sau Sư yết kiến Quốc sư Huệ An, đốn ngộ huyền chỉ, bèn cất am tranh nơi Bàng Ổ đỉnh núi Tung Nhạc.
*
Một hôm, có một người lạ đội mũ cao mặc phục trang đi đến, người theo rất đông, bước đi nhẹ nhàng thư thả, nói là yết kiến Đại sư.

Sư thấy hình dung của vị ấy kỳ vĩ phi thường, bèn nói với ông ta rằng: Thiện lai tôn giả, vì sao mà đến?

Người kia đáp: Thầy biết tôi ư?

Sư bảo: Tôi xem Phật cùng chúng sanh bình đẳng, tôi nhìn như nhau, há phân biệt ư?

Vị kia đáp: Tôi là vị thần ở núi Nhạc này. Có thể làm người sống chết, thầy đâu thể xem tôi như thế!

Sư bảo: Tôi vốn không sanh, ông làm sao khiến tôi chết? Tôi thấy thân cùng hư không bình đẳng, thấy tôi và ông cũng bình đẳng, ông có thể hoại hư không và ông sao? Giả sử ông có thể hoại được hư không và ông thì tôi cũng không sanh không diệt. Ông còn chẳng thể làm như thế, sao có thể định được sự sống chết của tôi?

Vị thần rập đầu thưa: Con thông minh chánh trực hơn các vị thần khác, nào biết Sư có trí tuệ biện tài rộng lớn thế ư? Xin được truyền trao chánh giới, khiến con độ được thế nhân.
Sư bảo: Ông đã xin giới, tức đã có giới vậy. Vì cớ sao? Vì ngoài giới không có giới, lại còn giới gì!

Vị thần thưa: Lý này con nghe mờ mịt không rõ, chỉ xin thầy truyền giới và nhận con làm đệ tử.

Sư liền bày tòa, cầm đuốc, bày bàn nói: Trao ông năm giới, nếu có thể giữ được thì đáp được, nếu không thể thì đáp không.

Vị thần thưa: Con xin được thọ giáo

Sư bảo: Ông giữ được giới không dâm chăng?
Thưa: Con cũng lấy vợ rồi.
Sư bảo: Chẳng nghĩa như thế, nghĩa là không tóm lấy hết dục.
Thưa: Được.

Sư bảo: Ông giữ được giới không trộm cướp chăng?
Đáp: Con đâu thiếu gì, sao lại trộm cướp?
Sư bảo: Chẳng phải ý này, hưởng thụ là phước của chìm đắm, không cúng dường thì họa của thiện vậy.
Đáp: Được.

Sư hỏi: Ông giữ được giới không sát sanh chăng?
Đáp: Thực ra người cai quản nắm mọi quyền hành, vì sao không thể sát sanh?
Sư bảo: Chẳng phải ý này, nghĩa là có sự tùy tiện, lầm lẫn, không minh bạch, cẩu thả, gian dối.
Đáp: Được.

Sư hỏi: Ông giữ được giới không vọng ngữ chăng?
Đáp: Con ngay thẳng, sao lại nói dối?
Sư bảo: Chẳng phải ý này, nghĩa là trước sau không hợp với ý trời vậy.
Đáp: Được.

Sư hỏi: Giữ được giới không uống rượu chăng?
Đáp: Được.
Sư bảo: Trên đây là giới của Phật vậy.

Lại nói: Có tâm phụng trì mà không tâm câu chấp, có tâm vì người mà không có tâm nghĩ đến thân. Được như thế thì trước khi trời đất sanh không vì thế mà thuần nhất, sau khi trời đất diệt không vì thế già, trọn ngày biến đổi nhưng không vì thế mà động, rốt ráo vắng lặng nhưng không vì thế mà ngừng.

Thật được như thế thì tuy cưới vợ mà chẳng phải vợ vậy, tuy hưởng thụ mà không theo, tuy nắm quyền mà không uy quyền, tuy làm mà không cố ý, tuy say mà không hôn mê. Nếu có thể vô tâm đối với vạn vật, thì ở trong lưới dục không vì thế mà dâm dục, phước nhiều họa lắm nhưng không vì thế mà trộm cướp, tạo nhiều lỗi lầm nghi ngờ lẫn nhau không vì thế mà sát sanh, trước sau trái ý trời không vì thế mà nói dối, mê mờ điên đảo không vì thế mà say, đó gọi là vô tâm vậy.
Vô tâm tức không giới, không giới thì không tâm, không Phật không chúng sanh, không ông cũng không ta, ai là người giữ giới?

(còn tiếp một kỳ nữa)

Chan Master Songyue Yuangui = Thiền sư Tung Nhạc Nguyên Khuê
Yongchuan reign = 永淳 = niên hiệu Vĩnh Thuần
Xianju Monastery = 閑居寺 = Nhàn Cư Tự
Precept = 戒 = Giới luật

tung nhạc nguyên khuê
嵩嶽元珪禪師,
伊闕人也.姓李氏.幼歲出家.唐永淳二年,受具戒,隸閑居寺,習毗尼無懈.
後謁安國師,頓悟玄旨,遂卜廬於嶽之龐塢.
一日,有異人峨冠褲褶﹝徒頰反﹞而至,從者極多.輕步舒徐,稱謁大師.
師睹其形貌,奇偉非常,乃諭之曰:善來仁者胡為 而至?彼曰:師寧識我邪?
師曰:吾觀佛與眾生等,吾一目之,豈分別邪?
彼曰:我此嶽神也.能生死於人,師安得一目我哉!師曰:吾本不生,汝焉能死?吾視身與空等,視吾與汝等,汝能壞空與汝乎?苟能壞空及汝,吾則不生不滅也.汝尚不能如是,又焉能生死吾邪?神稽首曰:我亦聰明正直於餘神,詎知師有廣大之智辯乎?願授以正戒,令我度世.師曰:汝既乞戒,即既戒也.所以者何?戒外無戒,又何戒哉!
神曰:此理也我聞茫昧,止求師戒我身為門弟子.
師即為張座秉爐正几,曰:付汝五戒,若能奉持,即應曰能;不能,即曰否.
曰:謹受教.
師曰:汝能不婬乎?
曰:我亦娶也.
師曰:非謂此也,謂無羅欲也.曰:能.
師曰:汝能不盜乎?曰:何乏我也,焉有盜取哉?
師曰:非謂此也,謂饗而福淫,不供而禍善也.曰:能.
師曰:汝能不殺乎?曰:實司其柄,焉曰不殺?
師曰:非謂此也,謂有濫誤疑混也.曰:能.
師曰:汝能不妄乎?曰:我正直,焉有妄乎?
師曰:非謂此也,謂先後不合天心也.
曰:能.
師曰:汝不遭酒敗乎?
曰:能.
師曰:如上是為佛戒也.
*又言:以有心奉持而無心拘執,以有心為物而無心想身.能如是,則先天地生不為精,後天地死不為老,終日變化而不為動,畢盡寂默而不為休.信此則雖娶非妻也,雖饗非取也,雖柄非權也,雖作非故也,雖醉非惛也.若能無心於萬物,則羅欲不為婬,福淫禍善不為盜,濫誤疑混不為殺,先後違天不為妄,惛荒顛倒不為醉,是謂無心也.無心則無戒,無戒則無心.無佛無眾生,無汝及無我,孰為戒哉?


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *