Thiền Sư Tông Mật

Thiền sư Tông Mật

Thiền Sư Tông Mật
(Đời thứ 5 sau Lục Tổ)
Khuê Phong, Chung Nam
Lục Tổ Huệ Năng → Hà Trạch Thần Hội → Từ Châu Pháp Như → Kinh Nam Duy Trung → Toại Châu Đạo Viên → Khuê Phong Tông Mật

Thiền sư Tông Mật khi chưa xuất gia họ Hà, nguyên quán ở Quả Châu Tây Sung, gia đình giàu có, lúc nhỏ tinh thông Nho học, đến hai mươi tuổi mới nghiên cứu kinh Phật. Ðời Ðường hiệu Nguyên Hòa năm thứ hai (807) sắp được tiến cử đi làm quan, chợt gặp thiền sư Ðạo Viên, Sư phát tâm xuất gia. Nơi đây, Sư được truyền tâm ấn cũng năm ấy thọ giới Cụ túc.

Một hôm, nhơn theo chúng thọ trai tăng ở nhà Phủ sứ Nhâm Quán, Sư ngồi sau chót, theo thứ tự nhận kinh, nhận được mười hai chương kinh Viên Giác. Xem chưa hết mà cảm ngộ rơi nước mắt. Về chùa, Sư đem sở ngộ trình lên thầy.

Ðạo Viên bảo: Ông nên truyền giáo viên đốn, đây là chư Phật trao cho ông, nên du phương đừng tự ràng buộc một góc.

Sư rơi nước mắt, vâng lệnh Thầy từ tạ ra đi, đến yết kiến thiền sư Kinh Nam Trung (người Nam Ấn).

Trung bảo: Người truyền giáo nên giảng dạy ở đế đô.

Sư lại đến yết kiến thiền sư Thần Chiếu ở Lạc Dương. Chiếu bảo: Người Bồ tát, ai có thể biết được.

Sư tìm đến Tương Hán, nhân bị bệnh, vị tăng trao cho bộ kinh Hoa Nghiêm Cú Nghĩa do đại sư Trừng Quán tuyển.

Sư chưa từng học tập, một phen xem qua là giảng được, tự mừng duyên gặp gỡ của mình. Sư nói: Các thầy thuật tạo, ít có cùng tột chỉ yếu, chưa bộ nào bằng bộ này, bộ này văn chương lưu loát, nghĩa lý rõ ràng. Ta tu Thiền thì gặp Nam tông (đốn ngộ), kinh điển thì gặp Viên Giác. Chỉ ngay một lời, tâm địa khai thông, trong một quyển kinh nghĩa sáng khắp trời. Nay lại gặp bộ tuyệt bút này, trong lòng dứt sạch.
Giảng xong, Sư nghĩ nên tìm đến Ðại sư Trừng Quán. Khi ấy, trong môn đồ có Thái Cung chặt tay để cúng dường công ơn giảng dạy. Sư gởi thư đến Ðại sư Trừng Quán trước, đợi săn sóc Thái Cung lành mạnh, thầy trò đồng đến Thượng Ðô.

Sư đối với Ðại sư Trừng Quán giữ lễ đệ tử, Quán bảo: Người hay theo ta dạo Hoa Tạng Tỳ-lô là ông vậy.

Sư ở đây đức hạnh càng ngày càng cao, những bệnh chấp tướng lần lần dứt sạch.
*
Ði dạo miền bắc đến núi Thanh Lương, Sư dừng lại ở chùa Thảo Ðường, huyện Hộ. Chưa bao lâu, lại trụ trì Lan Nhã Khuê Phong ở núi Chung Nam.
*
Ðến niên hiệu Thái Hòa năm thứ hai (828), vua thỉnh Sư về triều ban tử y (y tía) và thưa hỏi pháp yếu, bá quan trong triều đều quy kính Ngài. Duy tướng quốc Bùi Hưu thâm nhập chỗ uyên áo, thọ giáo và làm ngoại hộ.

Sư dùng Thiền và Giáo để giáo hóa môn đồ. Về thiền, Sư có biên tập lời nói, kệ tụng của các thiền gia làm một bộ lấy tên là Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập và viết một quyển cương yếu lấy tên là Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Ðô Tự. Về Giáo, Sư có sớ giải các bộ kinh Viên Giác, Hoa Nghiêm, Niết Bàn…
*
Niên hiệu Hội Xương năm đầu (841) ngày mùng sáu tháng giêng, Sư ngồi kiết già thị tịch, tại tháp viện Hưng Phước, dáng mạo nghiêm trang, vui vẻ hơn ngày thường. Ðến bảy ngày mới để vào quan tài và sau này thiêu được xá-lợi rất nhiều. Sư thọ sáu mươi hai tuổi, được ba mươi bốn tuổi hạ. □

(còn tiếp)



khuê phong tông mật
終南山圭峰宗密禪師者,果州西充人也。姓何氏。家本豪盛,髫齔通儒書,冠歲探釋典。唐元和二年將赴貢舉,偶造圓和尚法席,欣然契會,遂求披剃,當年進具。
一日,隨眾僧齋于府吏任灌家,居下位以次受經,得圓覺十二章。覽未終軸,感悟流涕。歸以所悟之旨告于圓。圓撫之曰:「汝當大弘圓頓之教,此諸佛授汝耳。行矣,無自滯於一隅也。」師涕泣奉命,禮辭而去。因謁荊南忠禪師。﹝南印。﹞ 忠曰:「傳教人也,當宣導於帝都。」復見洛陽照禪師。﹝奉國神照。﹞照曰:「菩薩人也,誰能識之?」
* 尋抵襄漢,因病,僧付華嚴疏,即上都澄觀大師之所撰也。師未嘗聽習,一覽而講,自欣所遇。曰:「向者諸師述作,罕窮厥旨,未若此疏,辭源流暢,幽賾煥然。吾禪遇南宗,教逢圓覺,一言之下,心地開通。一軸之中,義天朗耀。今復偶茲絕筆,罄竭于懷。」暨講終,思見疏主。時屬門人太恭斷臂酬恩,師先齎書上疏主,遙敘師資,往復慶慰。尋太恭痊損,方隨侍至上都,執弟子之禮。 觀曰:「毗盧華藏,能隨我遊者,其汝乎!」師預觀之室,惟日新其德,而認筌執象之患永亡矣。
* 北遊清涼山,回住鄠縣草堂寺。未幾,復入終南圭峰蘭若。
*大和中徵入內,賜紫衣。帝累問法要,朝士歸慕。唯相國裴公休,深入堂奧,受教為外護。
* 師以禪教學者互相非毀,遂著禪源諸詮,寫錄諸家所述,詮表禪門根源道理,文字句偈,集為一藏,﹝或云一百卷。﹞以貽後代。﹝師又著圓覺大小二疏鈔,法界觀門、原人等論,皆裴休為之序引,盛行于世。﹞
師會昌元年正月六日,於興福院誡門人:令舁屍施鳥獸,焚其骨而散之,勿得悲慕以亂禪觀。每清明上山講道七日,其餘住持儀則當合律科,違者非吾弟子。言訖坐滅。道俗等奉全身于圭峰,荼毗得舍利,明白潤大。後門人泣而求之,皆得於煨燼,乃藏之石室。暨宣宗再闢真教,追諡定慧禪師。塔曰青蓮。□


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *