Thiền Sư Trí Hoàng

Hà Sóc – tranh vẽ Wu Daiqiu

Hà Sóc chỉ khu vực phía bắc sông Hoàng Hà, gồm cả Sơn Tây. Ngày nay chỉ trung hạ du sông Hoàng Hà.
Đỗ Phủ có bài thơ “Tráng du” có nhắc đến lúc qua vùng Hà Sóc:
舉隅見煩費,
引古惜興亡。
河朔風塵起,
Kể vài việc để thấy phiền phức tốn kém,
Dẫn chuyện xưa để thương cuộc phế hưng
Gió bụi nổi lên ở Hà Bắc,


Tào Tháo cũng có thơ, bài này còn có tên là Hà sóc hàn 河朔寒, miêu tả cảnh vật và dân tình một vùng rộng lớn phía bắc sông Hoàng Hà hoang lương và lãnh lạc.
鄉土不同, Hương thổ bất đồng,   Mỗi nơi mỗi khác
河朔隆寒。 Hà sóc long hàn.           Phương bắc rét căm
流澌浮漂, Lưu ty phù phiêu,          Trên sông băng trôi
舟船行難。Chu thuyền hành nan.  Thuyền chạy khó khăn.

Thiền Sư Trí Hoàng
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Hà Bắc
Lục Tổ Huệ Năng Đại Giám → Hà Bắc Trí Hoàng

Ban đầu Sư tham học nơi Ngũ Tổ, tự cho đã được chánh thọ, mới cất am ngồi thiền mãi trải qua hai mươi năm. Đệ tử của Tổ là Huyền Sách du phương đến Hà Sóc nghe danh Trí Hoàng, liền đến am.

Huyền Sách hỏi: Ông ở đây làm gì?

Trí Hoàng nói: Nhập định.

Huyền Sách hỏi: Ông nói nhập định là có tâm nhập hay không tâm nhập? Nếu không tâm nhập thì tất cả vô tình cỏ cây ngói đá nên được định; nếu có tâm nhập thì tất cả loài hữu tình hàm thức cũng nên được định.

Trí Hoàng bảo: Tôi chính khi nhập định chẳng thấy có cái có tâm và không tâm.

Huyền Sách nói: Chẳng thấy có tâm và không tâm tức là thường định, sao lại (nói) có xuất nhập, nếu có xuất nhập tức là không phải Đại định.

Hoàng không trả lời được. Giây lâu mới hỏi: Thầy kế thừa ai?

Huyền Sách nói: Thầy tôi là Lục Tổ ở Tào Khê.

Trí Hoàng hỏi: Lục Tổ lấy gì làm Thiền định?

Huyền Sách đáp: Thầy tôi nói, Diệu trạm viên tịch, thể dụng như như, năm ấm vốn không, sáu trần chẳng phải có, chẳng ra chẳng vào, chẳng định chẳng loạn, tánh thiền không trụ, lìa trụ thiền tịch, tánh thiền không sanh, lìa sanh thiền tưởng, tâm như hư không cũng không có cái lượng của hư không.

Trí Hoàng nghe lời nói ấy bèn đi thẳng đến yết kiến Lục Tổ.

Lục Tổ hỏi: Nhân giả từ đâu đến?

Trí Hoàng liền thuật lại đầy đủ duyên trước.

Lục Tổ bảo: Thật như lời đã nói. Ông chỉ tâm như hư không mà chẳng có kiến chấp không, ứng dụng không ngăn ngại, động và tịnh đều không tâm, tình phàm thánh đều quên, năng sở đều dứt, tánh tướng như như, không có lúc nào mà chẳng định.

Trí Hoàng ngay nơi đây liền đại ngộ, chỗ sở đắc hai mươi năm, trọn không ảnh hưởng. Đêm ấy ở Hà Bắc, dân chúng nghe trong hư không có tiếng nói: Thiền sư Hoàng ngày nay được đạo.
Trí Hoàng sau đó lễ từ trở về Hà Bắc, khai hóa bốn chúng. □



Chan master Zhihuang = 智隍禪師 Trí Hoàng thiền sư

河北智隍禪師者,始參五祖,雖嘗咨決而循乎漸行。乃往河北結庵長坐,積二十餘載,不見惰容。後遇策禪師激勵,遂往參六祖。祖愍其遠來,便垂開決。師於言下豁然契悟,前二十年所得心都無影響。其夜,河北檀越士庶,忽聞空中有聲曰:「隍禪師今日得道也。」後回河北,開化四眾。


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *