
Thiền Sư Vô Trụ (714-774)
Chùa Bảo Đường, Ích Châu
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn → Tư Châu Trí Sằn → Tư Châu Xử Tịch → Ích Châu Vô Tướng → Bảo Đường Vô Trụ
Ban đầu Sư đắc pháp nơi Đại sư Vô Tướng. Trụ núi Bạch Nhai, Nam Dương.
Trải qua nhiều năm, học giả dần dần đến, siêng năng thỉnh cầu không thôi. Từ đây chỉ dạy, tuy giảng rộng về lời Phật dạy, mà chỉ dùng vô niệm làm tông.
Đỗ Hồng Tiệm làm tướng quốc đời Đường có tài an dân xuất cách, nghe danh tiếng của Sư, nghĩ đến chiêm lễ, sai sứ đến núi thỉnh mời Sư.
Bấy giờ tiết độ sứ Thôi Ninh phụng mệnh chư tăng các chùa ra xa, tiếp đón đến chùa Không Huệ.
Lúc đó Đỗ Hồng Tiệm cùng Nhung Soái chiêu gọi hàng tam học thạc đức câu hội trong chùa.
Đến lễ xong, Đỗ Hồng Tiệm hỏi: Đệ tử nghe Hòa thượng Kim thuyết ba câu pháp môn: Vô ức, vô niệm, chớ vọng. Phải chăng?
Sư đáp: Phải.
Đỗ Hồng Tiệm thưa: Ba câu này là một hay là ba?
Sư bảo: Vô ức gọi là giới, vô niệm gọi là định, chớ vọng gọi là huệ. Một tâm chẳng sanh, đầy đủ giới định huệ. Chẳng phải một, chẳng phải ba.
Đỗ Hồng Tiệm thưa: Chữ vọng câu sau, chẳng phải là chữ vong có bộ tâm sao? (忘 quên)
Sư bảo: Theo bộ nữ là đúng. (妄 tùy tiện)
Đỗ Hồng Tiệm thưa: Có căn cứ không?
Sư bảo: Kinh Pháp Cú nói: “Nếu khởi tâm tinh tấn, là vọng chẳng phải tinh tấn. Nếu tâm không vọng, tinh tấn không có bờ mé”.
Đỗ Hồng Tiệm nghe xong nghi tình rỗng sạch.
Đỗ Hồng Tiệm lại hỏi: Sư lại dùng tam cú dạy người chăng?
Sư bảo: Học nhân sơ tâm, nên bảo dứt niệm, lắng dừng sóng thức, nước trong bóng hiện. Ngộ thể vô niệm, tịch diệt hiện tiền, vô niệm cũng không lập.
Lúc ấy con quạ đậu ở cây trước sân kêu lên.
Đỗ Hồng Tiệm hỏi: Sư nghe chăng?
Sư bảo: Nghe.
Quạ bay đi rồi, lại hỏi: Sư nghe chăng?
Sư bảo: Nghe.
Đỗ Hồng Tiệm thưa: Quạ bay đi không còn tiếng, làm sao nói nghe?
Sư bèn bảo khắp đại chúng rằng: Phật ở thế gian khó gặp, chánh pháp khó nghe, các vị lắng nghe, tiếng hay không có tiếng, chẳng quan hệ tới tánh nghe. Xưa nay không sanh, đâu từng có diệt? Khi có tiếng, là tiếng của trần tự sanh, khi không tiếng, là tiếng của trần tự diệt. Mà tánh nghe này, không theo tiếng mà sanh, không theo tiếng mà diệt. Ngộ tánh nghe này, thì ra khỏi thanh trần xoay chuyển. Nên biết tánh nghe không sanh diệt, tánh nghe không đến đi.
Đỗ Hồng Tiệm cùng với quan liêu đại chúng cúi lạy.
Lại hỏi: Sao gọi là đệ nhất nghĩa? Đệ nhất nghĩa đó, theo thứ lớp nào mà được vào?
Sư bảo: Đệ nhất nghĩa không có thứ lớp, cũng không có ra vào. Thế đế tất cả đều có, đệ nhất nghĩa tức không. Các pháp không tánh, nói tánh đó gọi là đệ nhất nghĩa. Phật nói có pháp gọi là tục đế, không tánh đệ nhất nghĩa.
Đỗ Hồng Tiệm thưa: Như chỗ Sư khai thị, thật không thể nghĩ bàn.
Ông lại nói: Đệ tử tánh thức cạn cợt, xưa nhân lúc rảnh việc, soạn được hai quyển Khởi Tín Luận chương sớ, có thể được gọi là Phật pháp chăng?
Sư bảo: Phàm tạo chương sớ, đều dùng thức tâm, suy nghĩ phân biệt, hữu vi có tạo tác, khởi tâm động niệm, mới có thể tạo thành. Căn cứ vào luận văn nói rằng: Nên biết tất cả pháp, từ xưa đến nay, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng, không có thay đổi, chỉ có nhất tâm, nên gọi là chơn như. Nay tướng công chấp nơi tướng ngôn thuyết, chấp nơi tướng danh tự, chấp nơi tướng tâm duyên, đã chấp các thứ tướng, sao gọi là Phật pháp?
Đỗ Hồng Tiệm đứng lên làm lễ thưa: Đệ tử cũng từng hỏi các vị Đại đức, đều tán thán đệ tử không thể nghĩ bàn. Nay biết các vị chỉ theo nhân tình, Sư theo lý giảng giải, hợp pháp tâm địa, thật là chơn lý không thể nghĩ bàn.
Đỗ Hồng Tiệm lại hỏi: Thế nào là không sanh? Thế nào là không diệt? Thế nào được giải thoát?
Sư đáp: Thấy cảnh tâm không khởi, gọi không sanh. Không sanh tức không diệt. Đã không sanh diệt, tức không bị tiền trần trói buộc, ngay đó giải thoát, không sanh gọi là vô niệm, vô niệm gọi là vô diệt, vô niệm tức gọi là vô phược, vô niệm tức vô thoát. Đại lược mà nói, thức tâm tức lìa niệm, kiến tánh tức giải thoát. Ngoài việc lìa thức tâm kiến tánh, lại có pháp môn chứng Vô thượng Bồ-đề, không có việc đó.
Đỗ Hồng Tiệm thưa: Sao gọi là thức tâm kiến tánh?
Sư bảo: Tất cả người học đạo, theo niệm lang thang, bởi vì không biết chơn tâm. Chơn tâm đó, niệm sanh cũng không thuận sanh, niệm diệt cũng không nương nơi lặng yên. Chẳng đến chẳng đi, chẳng định chẳng loạn, chẳng thủ chẳng xả, chẳng chìm chẳng nổi. Vô vi vô tướng sinh động tự nhiên, tâm thể này bình thường tự tại, rốt ráo chẳng thể được, không thể giác biết, chạm mắt đều như, đều kiến tánh vậy.
Đỗ Hồng Tiệm cùng đại chúng làm lễ xưng tán, vui mừng mà đi.
*
Tháng sáu niên hiệu Đại Lịch thứ chín (774), Sư thị tịch ở chùa Bảo Đường. □
[NĐHN]
益州保唐寺無住禪師,初得法於無相大師。乃居南陽白崖山,專務宴寂。經累歲,學者漸至,勤請不已。自此垂誨,雖廣演言教,而唯以無念為宗。
唐相國杜鴻漸出撫坤維,聞師名,思一瞻禮,遣使到山延請。時節度使崔寧亦命諸寺僧徒遠出,迎引至空慧寺。
時杜公與戎帥召三學碩德俱會寺中。致禮訖,公問曰:「弟子聞金和尚說無憶、無念、莫妄三句法門,是否?」師曰:「然。」
公曰:「此三句是一是三?」師曰:「無憶名戒,無念名定,莫妄名慧。一心不生,具戒定慧,非一非三也。」公曰:「後句『妄』字莫是從心之『忘』乎?」曰:「從『女』者是也。」公曰:「有據否?」師曰:「法句經云:『若起精進心,是妄非精進。若能心不妄,精進無有涯。』」公聞疑情盪然。
公又問:「師還以三句示人否?」師曰:「初心學人,還令息念,澄停識浪,水清影現。悟無念體,寂滅現前,無念亦不立也。」
于時庭樹鴉鳴,公問:「師聞否?」師曰:「聞。」鴉去已,又問:「師聞否?」師曰:「聞。」公曰:「鴉去無聲,云何言聞?」
師乃普告大眾曰:「佛世難值,正法難聞,各各諦聽,聞無有聞,非關聞性。本來不生,何曾有滅?有聲之時,是聲塵自生。無聲之時,是聲塵自滅。而此聞性,不隨聲生,不隨聲滅。悟此聞性,則免聲塵之所轉。當知聞無生滅,聞無去來。」公與僚屬大眾稽首。
又問:「何名第一義?第一義者,從何次第得入?」師曰:「第一義無有次第,亦無出入。世諦一切有,第一義即無。諸法無性性名第一義。佛言有法名俗諦,無性第一義。」公曰:「如師開示,實不可思議。」
公又曰:「弟子性識微淺,昔因公暇,撰得起信論章疏兩卷,可得稱佛法否?」師曰:「夫造章疏,皆用識心,思量分別,有為有作,起心動念,然可造成。據論文云:『當知一切法,從本以來,離言說相,離名字相,離心緣相,畢竟平等,無有變異,唯有一心,故名真如。』今相公著言說相,著名字相,著心緣相,既著種種相,云何是佛法?」
公起作禮曰:「弟子亦曾問諸供奉大德,皆讚弟子不可思議。當知彼等但徇人情,師今從理解說,合心地法,實是真理不可思議。」
公又問:「云何不生?云何不滅?如何得解脫?」師曰:「見境心不起,名不生。不生即不滅。既無生滅,即不被前塵所縛,當處解脫。不生名無念,無念即無滅,無念即無縛,無念即無脫。舉要而言,識心即離念,見性即解脫。離識心見性外,更有法門證無上菩提者,無有是處。」
公曰:「何名識心見性?」師曰:「一切學道人,隨念流浪,蓋為不識真心。真心者,念生亦不順生,念滅亦不依寂。不來不去,不定不亂,不取不捨,不沈不浮。無為無相活鱍鱍,平常自在此心體,畢竟不可得,無可知覺。觸目皆如,無非見性也。」
公與大眾作禮稱讚,踊躍而去。
師後居保唐寺而終。 □