3- Tam Tổ Tăng Xán

Tam Tổ Tăng Xán (?-606)

Thiên Trụ Sơn, Tiềm Sơn

Sơ Tổ Đạt-ma → Nhị Tổ Huệ Khả → Tam Tổ Tăng Xán

Không biết quê quán và gốc gác Sư.
Bắc Tề Thiên Bình năm thứ hai (536), khi còn là cư sĩ khoảng bốn mươi tuổi, đến gặp Nhị Tổ Huệ Khả thưa: Đệ tử mang bệnh ghẻ lở, xin Hòa thượng sám tội.
Nhị tổ bảo: Đem tội ra, sẽ sám cho ông.
Cư sĩ im lặng giây lâu, thưa: Tìm tội không thể được.
Nhị tổ bảo: Sám tội cho ông rồi, ông nên nương Phật pháp tăng.
Cư sĩ thưa: Nay gặp Hòa thượng, đã biết là Tăng, chưa biết ao gọi là Phật Pháp.
Nhị Tổ bảo: Tâm này là Phật, tâm này là Pháp, Phật Pháp không hai, Tăng bảo cũng vậy.
Cư sĩ thưa: Ngày nay mới biết tội tánh chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở khoảng giữa. Như tâm này vậy., Phật pháp không hai vậy.
Tổ chấp nhận, liền thế phát, và nói: Là vật báu của ta, nên đặt tên là Tăng Xán.
Cùng năm, Sư xuất gia thọ giới Cụ túc.
Từ đây bệnh tật dần tiêu trừ. Sư hầu Nhị tổ trong hai năm, Tổ bèn bảo rằng: “Bồ Đề Đạt-ma từ xa đến đất này, đem chánh pháp nhãn tạng và y trao cho ta, ta nay trao cho ông, ông nên gìn giữ chớ để đoạn dứt. Nghe ta nói kệ:

Bổn lai duyên hữu địa
Nhân địa chủng hoa sanh
Bổn lai vô hữu chủng
Hoa diệc bất tằng sanh.

Xưa nay nhân có đất
Nhân đất giống hoa sanh
Xưa nay không có giống
Hoa cũng chẳng từng sanh.

Theo lời dặn dò của Nhị Tổ, Sư ẩn cư nơi núi Hoãn Công tại Thư Châu, qua lại núi Tư Không và huyện Thái Hồ. Đang lúc Hậu Chu (574-578) hủy pháp, Sư thường dời đổi chỗ ở nên hơn mười năm mà không ai biết tung tích.

Đến nhà Tùy, niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 12 (592), có Sa-di Đạo Tín, mới 14 tuổi, đến lễ Sư và thưa: Xin Hòa thượng từ bi cho con pháp môn giải thoát.
Sư bảo: Ai trói ông.
Thưa: Không ai trói.
Sư bảo: Sao lại cầu giải thoát?
Đạo Tín ngay lời đại ngộ.

[Tông Môn Thống Yếu ghi: Đạo Tín ngay lời có tỉnh.
Đạo Tín lại hỏi: Thế nào là tâm cổ Phật.
Sư bảo: Ông nay là tâm gì.
Thưa: Con nay vô tâm.
Sư bảo: Ông đã vô tâm, chư Phật há có ư.
Đạo Tín ngay đây dứt hết các nghi].

Ở lại hầu Sư chín năm.
Sau Đạo Tín thọ giới nơi Cát Châu, hầu Sư càng thêm kính cẩn. Sư thường dò chỗ huyền vi này, biết duyên kia đã thuần thục bèn trao y và pháp.
Kệ rằng:

Hoa chủng tuy nhân địa
Tùng địa chủng hoa sanh
Nhược vô nhân hạ chủng
Hoa địa tận vô sanh.

Giống hoa tuy nhờ đất
Từ đất các giống hoa sanh
Nếu không có người trồng
Hoa trọn chẳng mọc trên đất.

Sau khi Sư hóa độ được Tỳ-ni-đa-lưu-chi bảo về phương Nam hoằng hóa, và truyền pháp cho Đạo Tín xong, Sư đi du hóa hai năm ở La Phù Sơn (nay thuộc Quảng Đông), sau đó trở về Sơn Cốc Tự tại Thư Châu.

Sau khi thuyết pháp cho tứ chúng xong, Sư đứng chắp tay thị tịch dưới cây đại thọ tại pháp hội, nhằm ngày mười lăm tháng mười đời Tùy Dạng Đế niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ hai (606).
Sư thuyết pháp hơn 30 năm, chẳng hề nói tới tên họ và quê quán. Thường nói với Đạo Tín rằng: Nếu có người hỏi thăm, chớ bảo được pháp nơi ta.

Sư còn để lại tác phẩm Tín Tâm Minh lưu hành đến hiện nay. Vua Đường Huyền Tông ban thụy Giám Trí Thiền Sư. □



tam tổ tăng xán
▲三祖僧璨大師。 不知何許人。
而問祖曰。弟子身纏風恙 。請和尚懺罪。祖曰。將罪來與汝懺。士良久曰。覓罪了不可得。祖曰。與汝懺罪竟。宜依佛法僧住。士曰。今見和尚。已知是僧。未審何名佛法。祖曰。是心是佛。是心是法。法佛無二。僧寶亦然。士曰。今日始知罪性不在內。不在外。不在中間。如其心然。佛法無二也。祖深器 之。即為剃髮。
[NĐHN] 云:「是吾寶也。宜名僧璨。」其年三月十八日,於光福寺受具,自茲疾漸愈。執侍經二載,祖乃告曰:「菩提達磨遠自竺乾,以正法眼藏并信衣密付於吾,吾今授汝。汝當守護,無令斷絕。聽吾偈曰:『本來緣有地,因地種華生。本來無有種,華亦不曾生。』」祖付衣法已,又曰:「汝受吾教,宜處深山,未可行化,當有國難。」璨曰:「師既預知,願垂示誨。」祖曰:「非吾知也。斯乃達磨傳般若多羅懸記云『心中雖吉外頭凶』是也。吾校年代,正在于汝。汝當諦思前言,勿罹世難。然吾亦有宿累,今要酬之。善去善行,俟時傳付。」
初以白衣謁二祖, 既受度傳法, 隱于舒州之皖公山。 屬後周武帝破滅佛法, 祖往來太湖縣司空山, 居無常處, 積十餘載, 時人無能知者。

至隋開皇十二年壬子歲, 有沙彌道信, 年始十四, 來禮祖曰:願和尚慈悲, 乞與解脫法門。 祖曰:誰縛汝? 曰:無人縛。 祖曰:何更求解脫乎? 信於言下大悟。 服勞九載, 後於吉州受戒, 侍奉尤謹。 祖屢試以玄微, 知其緣熟, 乃付衣法。
偈曰:華種雖因地, 從地種華生。 若無人下種, 華地盡無生。 祖又曰:昔可大師付吾法, 後往鄴都行化, 三十年方終。 今吾得汝, 何滯此乎! 即適羅浮山, 優游二載, 卻還舊址。 逾月士民奔趨, 大設檀供。
祖為四眾廣宣心要訖, 於法會大樹下合掌立終。 即隋煬帝大業二年丙寅十月十五日也。 唐玄宗諡鑑智禪師、覺寂之塔。□


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *