Thiền Sư Tông Mật đáp 10 câu hỏi [1]

Nguồn Thiền
“Thiền Nguyên Chư Thuyên Đô Tập”, đời Hậu Chu, niên hiệu Quảng Thuận thứ hai (952), Thích Trí Thanh sao tả.

Thiền Sư Tông Mật
(Đời thứ 5 sau Lục Tổ)
Khuê Phong, Chung Nam
Lục Tổ Huệ Năng → Hà Trạch Thần Hội → Từ Châu Pháp Như → Kinh Nam Duy Trung → Toại Châu Đạo Viên → Khuê Phong Tông Mật

1-
HỎI: Thế nào là đạo? Lấy cái gì để tu? Phải do tu mới thành hay chẳng cần dụng công?

ÐÁP:
Không ngại là đạo, biết vọng là tu, đạo tuy vốn tròn, vọng khởi phiền lụy, vọng niệm hết sạch tức là tu thành công.

2-
HỎI: Ðạo nếu nhơn tu mà thành tức là tạo tác, tạo tác thì đồng pháp hư ngụy không thật ở thế gian, thành rồi lại hoại, sao gọi là xuất thế?

ÐÁP:
Tạo tác thì kết nghiệp gọi pháp thế gian hư ngụy, không tác (làm) là tu hành tức pháp xuất thế chơn thật.

3-
HỎI: Kia tu là đốn hay tiệm? Tiệm thì quên trước mất sau, lấy cái gì tập hợp mà thành? Ðốn thì muôn hạnh nhiều môn, đâu thể một thời đầy đủ?

ÐÁP:
Chợt ngộ chơn lý là viên đốn, dứt vọng cần phải tiệm tu (tu dần dần) mới hết. Viên đốn ví như trẻ con sơ sanh trong một ngày các cơ thể đầy đủ. Tiệm tu ví như nuôi dưỡng đến thành nhân, phải nhiều năm mới lập chí khí.

4-
HỎI: Phàm tu phát tâm địa khi ngộ tâm là xong, hay riêng có hạnh môn? Nếu riêng có hạnh môn thì sao gọi là đốn chỉ Nam tông (đốn tu)? Nếu ngộ liền đồng chư Phật, sao không phóng quang hiện thần thông?

ÐÁP:
Biết băng trên mặt hồ nguyên là nước, nhờ ánh nắng mặt trời dần dần tan, ngộ phàm phu tức chơn, nhờ sức pháp để tu tập. Băng tiêu thì nước trôi chảy, công phương trình tẩy rửa vọng hết thì tâm linh thông, mới có ứng hiện phát quang. Ngoài việc tu tâm không có hạnh môn riêng.

5-
HỎI: Nếu chỉ tu tâm mà được thành Phật, cớ sao các Kinh lại nói: “Cần phải trang nghiêm Phật độ, giáo hóa chúng sanh mới gọi thành đạo”.

ÐÁP:
Gương sáng thì hiện muôn ngàn hình bóng sai khác, tâm tịnh thì ứng hiện muôn ngàn thần thông. Hình bóng ví trang nghiêm Phật độ, thần thông ví giáo hóa chúng sanh, trang nghiêm tức phi trang nghiêm, hình bóng là sắc mà phi sắc.

(Còn tiếp)


答史山人十問。

一問:「如何是道,何以修之?為復必須修成,為復不假功用?」
答:「無礙是道,覺妄是修。道雖本圓,妄起為累。妄念都盡,即是修成。」

二問:「道若因修而成,即是造作,便同世間法,虛偽不實。成而復壞,何名出世?」
答:「造作是結業,名虛偽世間。無作是修行,即真實出世。」

三問:「其所修者,為頓為漸?漸則忘前失後,何以集合而成?頓則萬行多方,豈得一時圓滿?」
答:「真理即悟而頓圓,妄情息之而漸盡。頓圓如初生孩子,一日而肢體已全。漸修如長養成人,多年而志氣方立。」

四問:「凡修心地之法,為當悟心即了,為當別有行門。若別有行門,何名南宗頓旨?若悟即同諸佛,何不發神通光明?」答:「識冰池而全水,藉陽氣而鎔消,悟凡夫而即真,資法力而修習。冰消則水流潤,方呈溉滌之功。妄盡則心靈通,始發通光之應。修心之外,無別行門。」

五問:「若但修心而得佛者,何故諸經復說必須莊嚴佛土,教化眾生,方名成道?」
答:「鏡明而影像千差,心淨而神通萬應。影像類莊嚴佛國,神通則教化眾生。莊嚴而即非莊嚴,影像而亦色非色。」

Trang 4 của 94« Đầu...234567...203040...Cuối »