Cư Sĩ Hướng

Cư Sĩ Hướng
Sơ Tổ Đạt-ma → Nhị Tổ Huệ Khả → Cư Sĩ Hướng

Cư sĩ ở rừng U Thê, ăn trái cây uống nước suối. Thời Bắc Tề niên hiệu Thiên Bảo năm đầu (550), nghe Nhị Tổ giáo hóa hưng thịnh, bèn đưa thư thưa hỏi:

“Bóng do hình khởi, tiếng theo âm thanh đến. Đùa bóng[1] nhọc hình mà không biết hình là gốc của bóng, to tiếng lên để dừng âm vang mà không biết tiếng là gốc của âm vang.

Dẹp phiền não mà hướng bồ-đề giống như bỏ hình mà tìm bóng, lìa chúng sanh mà cầu quả Phật, dụ như không có tiếng mà tìm âm vang. Nên biết mê ngộ một đường, ngu trí chẳng khác.

Không tên mà đặt tên, nhân có tên này nên thị phi mới sanh  ra, không có lý mà tạo lý, nhân lý kia nên tranh luận phát khởi.

Huyễn hóa chẳng phải chơn thật, ai phải ai trái. Hư vọng không thật, có gì Có, có gì Không? Nên biết, được không chỗ được, mất không chỗ mất.

Chưa đến yết kiến, xin trình bày ý này, mong được hồi đáp”.

Đại sư Nhị Tổ bảo đem bút đến, hồi đáp chỉ dạy rằng:

Bị quan lai ý giai như thực
Chân u chi lý cánh bất thù
Bản mê ma ni vị ngõa lịch
Khoát nhiên tự giác thị chân châu.

Vô minh trí tuệ đẳng vô dị
Đương tri vạn pháp tức giai như
Mẫn thử nhị kiến chi đồ bối
Thân từ thố bút tác tư thư.

Quan thân dữ phật bất sai biệt
Hà tu canh mịch bỉ vô dư

Xem lại ý chỉ như thật
Lý chơn thật sâu xa không khác
Vốn lầm ma-ni là ngói gạch
Chợt nhiên tự biết là chơn châu.

Vô minh trí tuệ đều không khác
Nên biết muôn pháp tức đều như
Xót thương bọn chúng nhị kiến kia
Buông lời, hạ bút viết thư này.

Xem mình cùng Phật không sai khác
Đâu cần lại tìm vô dư kia.

Cư Sĩ nhận kệ của Tổ, bèn đích thân và hầu cận kính lễ, thầm kế thừa tâm ấn. □



[1] Theo ghi chú trong bản văn: “Đùa bóng” nên sửa là “bỏ bóng”, e rằng lúc đó viết lầm. Bởi vì quyển 30, Đại sư Trấn Quốc đáp Hoàng thái tử hỏi tâm yếu rằng: “Nếu cầu chơn bỏ vọng, giống như bỏ bóng nhọc hình. Nếu thể hội vọng tức chơn, giống như chỗ râm mát không có bóng”. Đây dùng thuyết của Trang Tử, “nhọc hình” là “chạy mà trốn bóng” vậy.



[0221b12] 向居士。幽棲林野木食澗飲。北齊天保初。聞二祖盛化乃致書通好曰。影由形起響逐聲來。弄影勞形不識形為影本。揚聲止響不知聲是響根。除煩惱而趣涅槃。喻去形而覓影。離眾生而求佛果。喻默聲而尋響。故知迷悟一途愚智非別。無名作名。因其名則是非生矣。無理作理。因其理則爭論起矣。幻化非真誰是誰非。虛妄無實何空何有。將知得無所得失無所失。未及造謁聊申此意。伏望答之。

*二祖大師命筆迴示曰。

備觀來意皆如實。真幽之理竟不殊。本迷摩尼謂瓦礫。豁然自覺是真珠。無明智慧等無異。當知萬法即皆如。愍此二見之徒輩。申辭措筆作斯書。觀身與佛不差別。何須更覓彼無餘。居士捧披祖偈乃伸禮覲。密承印記。□


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *