
Nhất Thống chí ghi: Ngọc Tuyền Tự ở phía tây cách huyện Đương Dương, Kinh Châu 30 dặm, kiến lập vào năm Đại Nghiệp nhà Tùy. Thanh Khê sơn ở huyện Nam Chương, núi này cao vút, phía đông có suối. Tiềm Xác Cư Loại thư ghi: Núi Ngọc Tuyền, tại Đương Dương, suối có sắc trắng lóng lánh như ngọc, lại có tên Châu Tuyền. Phía nam suối có đạo tràng Thiên Thai của Đại sư Trí Giả.
Chùa Ngọc Tuyền tại Đương Dương, vị trí tại núi Ngọc Tuyền trong thành phố Đương Dương, Hồ Bắc.
Năm Tùy Khai Hoàng thứ ba (593) Đại sư Trí Khải phụng chiếu kiến lập chùa, tại đây tuyên giảng “Pháp Hoa Huyền Nghĩa”.
Nhân thấy suối Trân Châu dưới núi nước trong xanh như châu ngọc, nên đổi tên là Ngọc Tuyền, Tấn vương Dương Kiên ban biển ngạch “Ngọc Tuyền Tự”.
594 Đại sư Trí Khải tại đây tuyên giảng “Ma Ha Chỉ Quán”.
Đến đời Đường, niên hiệu Nghi Phụng thứ ba (678) Đại sư Thần Tú tại đây hoằng dương pháp thiền, Ngọc Tuyền Tự nổi danh trong thiên hạ. Về sau đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có trùng tu.
Đại Sư Thần Tú (606-706)
Núi Đương Dương, Giang Lăng
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn → Bắc Tông Thần Tú
[Da-xá Tam Tạng [1] ghi:
Cấn địa sanh huyền chỉ
Thông tôn mị diệc tôn
Tỉ kiên tam cửu tộc
Túc hạ nhất mao phân.][2]
*
Sư họ Lý, người Khai Phong (Hà Nam). Lúc trẻ theo nghiệp Nho, uyên bác đa văn. Chẳng bao lâu xả bỏ ràng buộc, xuất gia tìm thầy hỏi đạo.
Sư đến chùa Đông Sơn núi Song Phong, Kỳ Châu, thấy Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn lấy tọa thiền làm việc chính, bèn thán phục bảo: Đây là bậc thầy chân chánh của ta.
Trong tâm phát nguyện chịu khổ, tự làm các việc đốn củi xách nước để cầu đạo. Ngũ Tổ thầm biết nên càng thêm quý trọng.
Sau khi Ngũ Tổ tịch diệt, Thần Tú bèn đến núi Đương Dương tại Giang Lăng.
Đời Đường Vũ Hậu nghe tiếng Sư, mời đến kinh đô, nơi nội đạo tràng cúng dường. Vũ Hậu đặc biệt lễ trọng, ban lệnh nơi núi cũ lập chùa Độ Môn, để tiêu biểu đức hạnh của Sư. Lúc đó hàng vương công sĩ thứ đều trọng vọng bái phục.
Khi Trung Tông lên ngôi, càng thêm lễ trọng. Đại thần Trương Thuyết thường hỏi pháp yếu, giữ lễ đệ tử với Sư.
Sư có kệ dạy chúng:
Nhất thiết Phật pháp
Tự tâm bổn hữu
Tương tâm ngoại cầu
Xả phụ đào tẩu.
Tất cả Phật pháp
Tự tâm vốn có
Đem tâm cầu ngoài
Bỏ cha rong ruổi.
Niên hiệu Thần Long năm thứ hai (706) nhập diệt tại chùa Thiên Cung ở Đông Đô, thụy hiệu là Đại Thông Thiền Sư. Những cờ phướn lọng… đưa linh cữu tại Long Môn.
Vua tiễn đến kiệu, hàng vương công sĩ thứ đưa đến nơi an táng. Trương Thuyết cùng ẩn sĩ Lư Hồng Nhất đều làm văn bia. Các môn nhân như Phổ Tịch, Nghĩa Phước… đều được triều đình và dân dã kính trọng. □
CHÚ THÍCH
[1] Da-xá Tam Tạng (Na-liên-đề da-xá Narendrayaśas) (490-589), tăng đời Tùy, người nước Ô Trường, bắc Ấn Độ. Họ Thích-ca, dòng Sát-đế-lợi. Xuất gia năm 17 tuổi, thông kinh điển đại tiểu thừa. Về sau vượt Thông Lãnh vào Trung Nguyên.
[2] Theo Tổ Đình Sự Uyển quyển 8, ghi chú về bài sấm ký này:
– Cấn địa sanh huyền chỉ: Quẻ cấn chỉ phương đông bắc, sau này Thần Tú xuất một dòng thiền ở phương Bắc (Bắc tông Thần Tú).
– Thông tôn mị diệc tôn: Sau vua ban thụy Đại Thông. Mị có nghĩa là đẹp (Tú).
– Tỉ kiên tam cửu tộc: Gánh vác 39, là các đời truyền thừa của tông Thần Tú kể từ tổ Ca-diếp.
– Túc hạ nhất mao phân: Túc hạ là đệ tử của Ngũ Tổ; nhất mao phân: phân được một dòng (Bắc tông Thần Tú).
bắc tông thần tú
北宗神秀禪師者,﹝耶舍三藏誌云:艮地生玄旨,通尊媚亦尊,比肩三九族,足下一毛分。﹞開封人也。姓李氏。少親儒業,博綜多聞。俄捨愛出家,尋師訪道。至蘄州雙峰東山寺,遇五祖以坐禪為務,乃歎伏曰:此真吾師也。
誓心苦節,以樵汲自役,而求其道。祖默識之,深加器重。祖既示滅,秀遂住江陵當陽山。
唐武后聞之,召至都下,於內道場供養,特加欽禮。命於舊山置度門寺,以旌其德。時王公士庶皆望塵拜伏。暨中宗即位,尤加禮重。大臣張說嘗問法要,執弟子禮。師有偈示眾曰:一切佛法,自心本有。將心外求,捨父逃走。
神龍二年於東都天宮寺入滅,諡大通禪師。羽儀法物,送殯於龍門,帝送至橋,王公士庶皆至葬所。張說及徵士盧鴻一各為碑誄,門人普寂、義福等,並為朝野所重。 □