Dòng Hà Trạch Thần Hội

Chùa Hà Trạch kiến lập vào thời nhà Đường, ban đầu chỉ là am Hà Trạch.
Chùa có tên Hà Trạch nhân vì chung quanh chùa rộng lớn trồng nhiều hoa sen (荷), đầm nước (澤) tiếp giáp chân trời.

Thiền Sư Thần Hội (668-760)
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Hà Trạch, Tây Kinh (Lạc Dương)
Lục Tổ Huệ Năng → Hà Trạch Thần Hội

Sư họ Cao, quê ở Tương Dương. Lúc nhỏ theo thầy học Nho, Sư thông suốt Ngũ Kinh, hiểu rành Lão Trang, sau nghiên cứu Phật pháp. Sư theo pháp sư Hạo Nguyên ở chùa Quốc Xướng tại phủ nhà xuất gia, học thông Kinh Luật.

Năm mười bốn tuổi là Sa-di ở chùa Ngọc Tuyền, Sư tìm đến yết kiến Lục tổ Huệ Năng.

Tổ hỏi: Tri thức từ phương xa nhọc nhằn tìm đến, có được gốc (bổn) theo chăng? Nếu có gốc phải biết chủ, thử nói xem?

Sư thưa: Lấy không trụ làm gốc, thấy tức là chủ.

Tổ bảo: Sa-di đâu nên dùng lời đó.

Sư thưa: Hòa thượng ngồi thiền là thấy hay chẳng thấy?

Tổ cầm gậy đánh Sư ba gậy, hỏi: Ta đánh ngươi đau hay chẳng đau?

Sư thưa: Cũng đau cũng chẳng đau.

Tổ bảo: Ta cũng thấy cũng chẳng thấy.

Sư thưa: Thế nào là cũng thấy cũng chẳng thấy?

Tổ bảo: Chỗ ta thấy là thường thấy lỗi lầm nơi tâm mình, không thấy việc phải quấy của người khác. Ấy là cũng thấy cũng chẳng thấy. Ngươi nói cũng đau cũng chẳng đau là sao? Nếu ngươi chẳng đau thì đồng cây cỏ, nếu ngươi đau thì đồng với phàm phu, ắt khởi tâm giận hờn. Trước ngươi nói thấy chẳng thấy là hai bên, đau chẳng đau là sanh diệt. Ngươi không thấy tự tánh mà dám cợt với người.

Sư lễ bái sám hối.

Tổ bảo: Nếu ngươi tâm mê không thấy nên hỏi thiện tri thức chỉ đường. Nếu ngươi tâm ngộ liền tự thấy tánh, y pháp tu hành. Ngươi đã mê không thấy tâm mình, trở lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy. Ta thấy thì ta tự biết, đâu thế cái mê cho ngươi được. Nếu ngươi tự thấy cũng không thế được cái mê cho ta. Tại sao không tự biết tự thấy, lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy?

Sư lễ bái hơn trăm lạy cầu xin sám hối.
Từ đây, Sư ở lại hầu hạ Tổ không lúc nào rời.
*
Một hôm, Tổ bảo đại chúng: Ta có một vật không đầu không đuôi, không tên không họ, không lưng không mặt, các ngươi biết chăng?

Sư bước ra thưa: Ấy là bản nguyên của chư Phật, là Phật tánh của Thần Hội.

Tổ bảo: Đã nói với các ngươi là không tên không họ, ngươi lại kêu là bản nguyên, Phật tánh. Ông về sau, có ra trụ trì, cũng chỉ thành tông đồ của hàng tri giải.

Sư lễ bái lui ra.
*
Có sáu điều nghi trong tạng kinh, Sư đem ra hỏi Lục Tổ: Giới định tuệ dùng như thế nào? Giới vật gì? Định từ chỗ nào tu? Tuệ nhân chỗ nào khởi? Chỗ thấy của con chưa thông suốt.

Tổ đáp: Định là định tâm kia, đem giới để giới hạnh kia, trong tánh thường có tuệ chiếu, tự thấy tự biết sâu.

Sư thưa: Xưa không nay có, có vật gì? Xưa có nay không, không vật gì? Tụng kinh chẳng thấy nghĩa có không, thật giống người cỡi lừa lại tìm lừa.

Tổ bảo: Niệm trước nghiệp ác xưa không, niệm sau thiện sanh nay có, niệm niệm thường làm hạnh lành, đời sau sanh người trời chẳng khó. Chính ngươi nay nghe ta nói, ta tức xưa không nay có.

Sư thưa: Đem sanh diệt dẹp diệt, đem diệt diệt dẹp sanh, không rõ nghĩa sanh diệt, chỗ thấy in mù điếc.

Tổ bảo: Đem sanh diệt dẹp diệt, khiến người không chấp tánh. Đem diệt diệt dẹp sanh, khiến người tâm lìa cảnh. Nếu lìa được hai bên, tự trừ bệnh sanh diệt.

Sư thưa: Trước đốn mà sau tiệm, trước tiệm mà sau đốn, người không ngộ đốn tiệm, trong tâm thường mê muộn.

Tổ bảo: Nghe pháp trong đốn mà tiệm, ngộ pháp trong tiệm mà đốn, tu hành trong đốn mà tiệm, chứng quả trong tiệm mà đốn. Đốn tiệm là nhân thường, trong ngộ không mê muộn.

Sư thưa: Trước định sau tuệ, trước tuệ sau định, định tuệ cái nào sanh trước, cái nào sanh sau là đúng?

Tổ bảo: Thường sanh tâm thanh tịnh, trong định mà có tuệ, ở trên cảnh mà không tâm, trong tuệ mà có định; định tuệ đồng không trước, tu cả hai tự tâm chánh.

Sư thưa: Trước Phật sau Pháp, trước Pháp sau Phật, nguồn gốc Phật Pháp từ đâu khởi?

Tổ bảo: Nói, tức trước Phật sau Pháp, nghe tức trước Pháp sau Phật. Nếu luận nguồn gốc Phật Pháp, xuất phát trong tâm tất cả chúng sanh.

(Còn tiếp)


hà trạch thần hội
西京荷澤神會禪師者,襄陽人也。姓高氏。年十四為沙彌,謁六祖。祖曰:知識遠來大艱辛,將本來否?若有本則合,識主試說看。
師曰:以無住為本,見即是主。
祖曰:這沙彌爭合取次語。便打。師於杖下思惟,曰:大善知識,歷劫難逢。今既得遇,豈惜身命。
[法寶壇經]會乃問曰:「和尚坐禪,還見不見?」祖以柱杖打三下,云:「吾打汝痛不痛?」對曰:「亦痛亦不痛。」祖曰:「吾亦見亦不見。」神會問:「如何是亦見亦不見?」祖云:「吾之所見,常見自心過愆,不見他人是非好惡,是以亦見亦不見。汝言:『亦痛亦不痛。』如何?汝若不痛,同其木石;若痛,則同凡夫,即起恚恨。汝向前見、不見是二邊,痛、不痛是生滅。汝自性且不見,敢爾弄人!」神會禮拜悔謝。

祖又曰:「汝若心迷不見,問善知識覓路。汝若心悟,即自見性依法修行。汝自迷不見自心,却來問吾見與不見。吾見自知,豈代汝迷?汝若自見,亦不代吾迷。何不自知自見,乃問吾見與不見?」

神會再禮百餘拜,求謝過愆。服勤給侍,不離左右。[法寶壇經]
*他日,祖告眾曰:吾有一物,無頭無尾,無名無字,無背無面,諸人還識否?師乃出曰:是諸法之本源,乃神會之佛性。祖曰:向汝道無名無字,汝便喚作本源佛性?此子向後,設有把茆蓋頭,也只成得箇知解宗徒。師禮拜而退。

*師尋往西京受戒。唐景龍年中,卻歸曹谿,閱大藏經於內,六處有疑,問於六祖。第一問戒定慧。曰:所用戒何物?定從何處修?慧因何處起?所見不通流。祖曰:定即定其心,將戒戒其行,性中常慧照,自見自知深。
第二問:本無今有有何物?本有今無無何物?誦經不見有無義,真似騎驢更覓驢。祖曰:前念惡業本無,後念善生今有。念念常行善行,後代人天不久。汝今正聽吾言,吾即本無今有。
第三問:將生滅即滅,將滅滅卻生。不了生滅義,所見似聾盲。祖曰:將生滅卻滅,令人不執性。將滅滅卻生,令人心離境。未即離二邊,自除生滅病。
第四問:先頓而後漸,先漸而後頓。不悟頓漸人,心裡常迷悶。祖曰:聽法頓中漸,悟法漸中頓。修行頓中漸,證果漸中頓。頓漸是常因,悟中不迷悶。
第五問:先定後慧,先慧後定。定慧後初,何生為正?祖曰:常生清淨心,定中而有慧。於境上無心,慧中而有定。定慧等無先,雙修自心正。
第六問:先佛而後法,先法而後佛?佛法本根源,起從何處出?祖曰:說即先佛而後法,聽即先法而後佛。若論佛法本根源,一切眾生心裡出。


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *