
Hương Nghiêm Tự ở núi Bạch Nhai phía tây bắc huyện Đặng Hà Nam. Sáng lập khoảng thời Đường Đại Tông (683-728). Về sau Hòa thượng Huệ Trung chấn tích nơi đây, thời đó được gọi là Hương Nghiêm Trường Thọ Tự. Khi Quốc sư Huệ Trung thị tích an táng nơi núi này. Về sau đệ tử của Quy Sơn Linh Hựu là Trí Nhàn cũng trụ nơi đây.
Quốc Sư Huệ Trung (675-772)
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Bạch Nhai, Nam Dương
Lục Tổ Huệ Năng → Nam Dương Huệ Trung
Sư họ Nhiễm, quê ở Chư Kị, Việt Châu. Thuở nhỏ, Sư da trắng như tuyết, dáng vẻ đoan trang, mộ Phật xuất gia. Sư giới luật thanh tịnh, đức hạnh siêu nhiên, thường tìm đến các vị Thiền đức hỏi đạo.
Sau khi được tâm ấn nơi Lục tổ Huệ Năng, Sư về ở cốc Đảng Tử trên núi Bạch Nhai, Nam Dương. Nơi đây tu hành, hơn bốn mươi năm Sư chưa từng xuống núi. Đạo hạnh của Sư được dân chúng đồn đãi đến tai nhà vua.
Đời Đường niên hiệu Thượng Nguyên năm thứ hai (761) vua Túc Tông sai Trung sử Tôn Triều Tiến mang chiếu đến thỉnh Sư về kinh đô. Sư về đến triều, Vua kính Sư làm Thầy. Lúc đầu thỉnh Sư ở Tây Thiền viện tại chùa Thiên Phước, sau Vua thỉnh về chùa Quang Trạch gần nội cung. Hơn mười sáu năm, Sư tùy cơ thuyết pháp.
*
Một hôm, có Đại Nhĩ Tam Tạng người Ấn sang đến kinh đô, tự nói được tuệ nhãn và tha tâm thông. Vua muốn trắc nghiệm nên mời ông đến ra mắt Sư. Tam Tạng đến, vừa thấy Sư, liền lễ bái khoanh tay đứng hầu bên hữu.
Sư hỏi: Ông được tha tâm thông chăng?
Tam Tạng đáp: Chẳng dám.
Sư hỏi: Ông nói xem, hiện giờ lão tăng đang ở chỗ nào?
Tam Tạng đáp: Hòa thượng là thầy một nước, sao lại đến Tây Xuyên xem đua thuyền.
Sư lại hỏi: Ông nói xem, hiện giờ lão tăng đang ở chỗ nào?
Tam Tạng đáp: Hòa thượng là thầy một nước, sao lại đứng trên cầu Thiên Tân xem khỉ làm xiếc?
Sư lần thứ ba cũng hỏi y như trước. Tam Tạng lặng thinh không biết chỗ đi.
Sư nạt: Dã hồ tinh! Tha tâm thông ở chỗ nào?
Tam Tạng lặng câm [1].
*
Một hôm, Sư gọi: Thị giả!
Thị giả: Dạ!
Sư gọi như thế ba lần, thị giả cũng dạ ba lần.
Sư bảo: Tưởng là ta cô phụ ngươi, nào ngờ ngươi cô phụ ta.
*
Nam Tuyền đến tham vấn, Sư hỏi: Ở đâu đến?
Nam Tuyền thưa: Ở Giang Tây đến.
Sư hỏi: Có đem được hình của Mã sư đến chăng?
Thưa: Chỉ thế ấy.
Sư bảo: Cái sau lưng.
Nam Tuyền bèn lui ra.
*
Ma Cốc đến tham vấn, đi nhiễu quanh giường thiền của Sư ba vòng, rồi chống tích trượng đứng trước Sư.
Sư bảo: Đã như thế cần gì thấy bần đạo?
Ma Cốc lại chống tích trượng.
Sư nạt: Dã hồ tinh! Đi ra!
*
Sư thường dạy chúng: Người học Thiền tông nên theo lời Phật, lấy Nhất thừa liễu nghĩa khế hợp với nguồn tâm của mình, kinh không liễu nghĩa chẳng nên phối hợp. Như trùng trong thân sư tử. Khi vì người làm thầy, nếu dính mắc danh lợi bèn bày điều dị đoan, thế là mình và người có lợi ích gì? Như người thợ mộc giỏi, búa rìu không đứt tay họ. Sức con voi lớn chở, con lừa không thể kham.
(Còn tiếp)
[1] Sau có tăng hỏi Huyền Sa.
Huyền Sa bảo: Ông nói hai lần trước lại thấy chăng.
Tăng hỏi Triệu Châu: Đại Nhĩ Tam Tạng lần thứ ba chẳng thấy Quốc sư. Chưa biết Quốc sư ở đâu?
Triệu Châu bảo: Ở trên lỗ mũi của Tam Tạng.
Tăng lại hỏi Huyền Sa: Đã ở trên lỗ mũi, vì sao lại chẳng thấy?
Huyền Sa bảo: Chỉ vì gần quá.
Bạch Vân Thủ Đoan nói: Nếu Quốc sư ở trên lỗ mũi của Tam Tạng, thấy có khó gì. Đâu chẳng biết, Quốc sư ở trên tròng con mắt của Tam Tạng.
nam dương huệ trung
南陽慧忠國師者,越州諸暨人也。姓冉氏。
自受心印,居南陽白崖山黨子谷,四十餘祀不下山,道行聞于帝里。
唐肅宗上元二年,敕中使孫朝進齎詔徵赴京,待以師禮。初居千福寺西禪院。及代宗臨御,復迎止光宅精藍十有六載,隨機說法。
*時有西天大耳三藏到京,云得他心通。肅宗命國師試驗。三藏纔見師便禮拜,立于右邊。師問曰:汝得他心通那?對曰:不敢!師曰:汝道老僧即今在甚麼處?曰:和尚是一國之師,何得卻去西川看競渡?良久,再問:汝道老僧即今在甚麼處?曰:和尚是一國之師,何得卻在天津橋上看弄猢猻?師良久,復問:汝道老僧只今在甚麼處?藏罔測,師叱曰:這野狐精,他心通在甚麼處!藏無對。
應諾。如是三召三應。師曰:將謂吾孤負汝,卻是汝孤負吾?
*南泉到參,師問:甚麼處來?
曰:江西來。師曰:還將得馬師真來否?曰:只這是。師曰:背後底聻!南泉便休。
*麻谷到參,繞禪床三匝,振錫而立。師曰:汝既如是,吾亦如是。谷又振錫。師叱曰:這野狐精出去!
*上堂:禪宗學者,應遵佛語。一乘了義,契自心源。不了義者,互不相許。如師子身中蟲。夫為人師,若涉名利,別開異端,則自他何益?如世大匠,斤斧不傷其手。香象所負,非驢能堪。