Quốc Sư Huệ Trung (675-772)
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Bạch Nhai, Nam Dương
Lục Tổ Huệ Năng → Nam Dương Huệ Trung
*
Có vị tăng hỏi: Làm sao được thành Phật?
Sư bảo: Phật và chúng sanh đồng thời dẹp đi, ngay đó được giải thoát.
Tăng thưa: Làm thế nào được tương ưng?
Sư bảo: Không nghĩ thiện ác tự thấy Phật tánh.
Tăng thưa: Làm sao được chứng Pháp thân?
Sư bảo: Vượt cảnh giới Tỳ-lô.
Tăng thưa: Pháp thân thanh tịnh làm sao được?
Sư bảo: Không chấp Phật để cầu.
Tăng thưa: Thế nào là Phật?
Sư bảo: Tâm tức là Phật.
Tăng thưa: Tâm có phiền não chăng?
Sư bảo: Tánh phiền não tự lìa.
Tăng thưa: Đâu không đoạn sao?
Sư bảo: Đoạn phiền não tức gọi Nhị thừa. Phiền não không sanh gọi Đại niết-bàn.
Tăng thưa: Ngồi thiền quán tịnh là làm gì?
Sư bảo: Chẳng cấu chẳng tịnh, đâu cần khởi tâm quán tướng tịnh.
*
Tăng hỏi: Thiền sư thấy mười phương hư không là Pháp thân chăng?
Sư bảo: Lấy tâm tưởng nhận, đó là thấy điên đảo.
*
Tăng hỏi: Tâm tức là Phật, lại cần tu vạn hạnh chăng?
Sư bảo: Chư Thánh đều đủ hai thứ trang nghiêm (phước tuệ) đâu có bác không nhân quả.
Sư lại nói: Nay tôi đáp những câu hỏi của ông cùng kiếp không hết, nói nhiều cách đạo càng xa. Cho nên nói: “Thuyết pháp có sở đắc, đây là dã can kêu; thuyết pháp không sở đắc, ấy gọi là sư tử rống.”
*
Có người cư sĩ ở Nam Dương tên Trương Phần đến hỏi: Được nghe Hòa thượng nói “vô tình thuyết pháp”, con chưa hiểu được ý này, xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy.
Sư bảo: Ông nếu hỏi vô tình thuyết pháp, hiểu vô tình kia mới được nghe tôi thuyết pháp. Ông chỉ nghe lấy vô tình thuyết pháp đi!
Trương Phần thưa: Chỉ nhằm hiện nay trong phương tiện của hữu tình, thế nào là nhân duyên của vô tình?
Sư bảo: Hiện nay trong tất cả động dụng, nhưng hai dòng phàm thánh trọn không có ít phần khởi diệt, là ra khỏi thức, không thuộc có không, rõ ràng thấy giác, chỉ nghe không có tình thức buộc chấp kia. Sở dĩ, Lục Tổ nói: “Sáu căn đối cảnh phân biệt mà không phải thức.”
*
Có vị tăng đến tham lễ.
Sư hỏi: Ông chứa đựng sự nghiệp gì?
Tăng thưa: Giảng kinh Kim Cang.
Sư hỏi: Hai chữ rốt đầu kinh là gì?
Tăng thưa: Như thị.
Sư bảo: Là gì?
Tăng không đáp được.
*
Có người hỏi Sư: Thế nào là giải thoát?
Sư bảo: Các pháp không đến nhau, ngay đó là giải thoát.
Thưa: Làm sao đoạn được?
Sư bảo: Đã nói với ông các pháp không đến nhau, đoạn cái gì?
*
Vua Túc Tông hỏi: Thầy được pháp gì?
Sư bảo: Bệ hạ thấy một mảnh mây trong hư không chăng?
Vua nói: Thấy.
Sư bảo: Nó do đóng đinh mắc, hay cột dây mắc?
Vua lại hỏi: Thế nào là mười thân của Phật?
Sư đứng dậy nói: Hội chăng?
Đế nói: Chẳng hội.
Sư bảo: Đem tịnh bình qua cho lão tăng.
Vua lại hỏi: Thế nào là Vô tránh tam-muội?
Sư bảo: Đàn việt đi đạp trên đảnh Tỳ-lô.
Đế nói: Ý này thế nào?
Sư bảo: Chẳng nhận Pháp thân thanh tịnh của chính mình.
Vua lại hỏi. Sư đều không nhìn vua.
Vua bảo: Trẫm là Thiên tử nước Đại Đường, tại sao Thầy không nhìn đến?
Sư bảo: Bệ hạ thấy hư không chăng?
Vua bảo: Thấy.
Sư bảo: Hư không có nhìn bệ hạ không?
(Còn tiếp)
*僧問:若為得成佛去?師曰:佛與眾生,一時放卻,當處解脫。曰:作麼生得相應去?師曰:善惡不思,自見佛性。曰:若為得證法身?師曰:越毗盧之境界。曰:清淨法身作麼生得?師曰:不著佛求耳。曰:阿那箇是佛?師曰:即心是佛。曰:心有煩惱否?師曰:煩惱性自離。
曰:豈不斷邪?
師曰:斷煩惱者,即名二乘。煩惱不生,名大涅槃。曰:坐禪看靜,此復若為?師曰:不垢不淨,寧用起心而看淨相?
*問:禪師見十方虛空,是法身否?師曰:以想心取之,是顛倒見。
*問:即心是佛,可更修萬行否?
師曰:諸聖皆具二嚴,豈撥無因果邪?
又曰:我今答汝,窮劫不盡。言多去道遠矣。所以道:說法有所得,斯則野干鳴。說法無所得,是名師子吼。
*南陽張濆行者問:承和尚說無情說法,某甲未體其事,乞和尚垂示。師曰:汝若問無情說法,解他無情,方得聞我說法,汝但聞取無情說法去。濆曰:只約如今有情方便之中,如何是無情因緣?師曰:如今一切動用之中,但凡聖兩流都無少分。起滅便是出識,不屬有無。熾然見覺,只聞無其情識繫執。所以六祖云:『六根對境,分別非識。』
*有僧到參禮,師問:蘊何事業?曰:講金剛經。
師曰:最初兩字是甚麼?曰:如是。師曰:是甚麼?僧無對。
*有人問:如何是解脫?師曰:諸法不相到,當處解脫。曰:恁麼即斷去也。
師曰:向汝道諸法不相到,斷甚麼!
*肅宗問:師在曹谿得何法?
師曰:陛下還見空中一片雲麼?
帝曰:見。師曰:釘釘著,懸掛著?帝又問:如何是十身調御?師乃起立曰:會麼?帝曰:不會。師曰:與老僧過淨瓶來。帝又曰:如何是無諍三昧?師曰:檀越蹋毗盧頂上行。帝曰:此意如何?師曰:莫認自己清淨法身。帝又問,師都不視之。曰:朕是大唐天子,師何以殊不顧視?師曰:還見虛空麼?帝曰:見。師曰:他還眨目視陛下否?