Thiền Sư Bổn Tịnh (tt [2])

Suy chân, chân vô tướng. Cùng vọng, vọng vô hình. Phản quán suy cùng tâm. Tri tâm diệc giả danh. Hội đạo diệc như thử. Đáo đầu diệc tự ninh.

Thiền Sư Bổn Tịnh (?-761)
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Tư Không Sơn, Nhạc Tây
Lục Tổ Huệ Năng → Tư Không Bổn Tịnh

Vấn đáp với thiền sư Pháp Không và thiền sư An

Thiền sư Pháp Không hỏi: Phật với đạo đều là giả danh, mười hai phần giáo cũng chẳng phải thật, vì sao các hàng Tôn túc từ xưa đều nói tu đạo?

Sư đáp: Đại đức lầm hội ý kinh, đạo vốn không tu, đại đức cưỡng tu, đạo vốn không tác, đại đức cưỡng tác, đạo vốn không sự, đại đức cưỡng sanh đa sự, đạo vốn không biết, ở trong ấy cưỡng biết. Thấy hiểu như thế cùng đạo trái nhau. Tôn túc từ xưa không như thế, tự đại đức không hội, xin suy gẫm đó.

Sư có bài kệ:

Đạo thể bổn vô tu
Bất tu tự hiệp đạo
Nhược khởi tu đạo tâm
Thử nhân bất hội đạo.
Khí khước nhất chân tánh
Khước nhập náo hạo hạo
Hốt phùng tu đạo nhân
Đệ nhất mạc hướng đạo.

Thể đạo vốn không tu
Chẳng tu tự hiệp đạo
Nếu khởi tâm tu đạo
Người này không hiểu đạo.
Bỏ mất một tánh chân
Lại vào nơi ồn náo
Chợt gặp người tu đạo
Cần nhất chớ nói năng.

*
Thiền sư An hỏi: Đạo đã giả danh, Phật nói dối lập, mười hai phần giáo cũng là phương tiện tiếp vật độ sanh, tất cả là vọng lấy gì làm chân?

Sư đáp: Vì có vọng nên đem chân đối vọng. Xét cùng tánh vọng vốn không, chân cũng chưa từng có. Thế thì biết chân vọng đều là giả danh, hai việc đối trị trọn không thật thể, tột cội gốc nó thì tất cả đều không.

An hỏi: Đã nói tất cả là vọng, vọng cũng đồng chân, chân vọng không khác, lại là vật gì?

Sư đáp: Nếu nói vật gì, vật gì cũng vọng. Kinh nói, “Không tương tợ, không so sánh, bặt đường nói năng, như chim bay trong không”.

Thiền sư An xấu hổ thầm phục mà không biết làm gì.

Sư có bài kệ:

Suy chân, chân vô tướng
Cùng vọng, vọng vô hình
Phản quán suy cùng tâm
Tri tâm diệc giả danh
Hội đạo diệc như thử
Đáo đầu diệc tự ninh.

Xét chân, chân không tướng
Tìm vọng, vọng không hình
Quán lại tâm tìm xét
Biết tâm cũng giả danh
Hội đạo cũng như vậy
Đến cùng chỉ lặng thinh.

(Còn tiếp)




法空禪師問:「佛之與道,俱是假名,十二分教,亦應不實。何以從前尊宿皆言修道?」師曰:「大德錯會經意。道本無修,大德彊修。道本無作,大德彊作。道本無事,彊生多事。道本無知,於中彊知。如此見解,與道相違。從前尊宿不應如是。自是大德不會,請思之。」師有偈曰:體本無修,不修自合道。若起修道心,此人不會道。棄卻一真性,卻入鬧浩浩。忽逢修道人,第一莫向道。」

安禪師問:「道既假名,佛云妄立,十二分教亦是接物度生,一切是妄,以何為真?」師曰:「為有妄故,將真對妄。推窮妄性本空,真亦何曾有故。故知真妄摠是假名。二事對治,都無實體。窮其根本,一切皆空。」曰:「既言一切是妄,妄亦同真真妄無殊,復是何物?」師曰:「若言何物,何物亦妄。經云:『無相似,無比況,言語道斷,如鳥飛空。』安慚伏不知所措。
師有偈曰:
推真真無相,窮妄妄無形。返觀推窮心,知心亦假名。會道亦如此,
到頭亦只寧。」


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *