
Thiền Sư Chí Thành
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Cát Châu
Lục Tổ Huệ Năng → Cát Châu Chí Thành
Sư người Thái Hòa, người bổn châu. Ban đầu tham vấn thiền sư Tú. Về sau, nhân hai tông giáo hóa hưng thạnh, đồ chúng của ngài Thần Tú luôn luôn chê Nam tông rằng: Đại sư Huệ Năng chẳng biết một chữ, có sở trường gì?
Thần Tú bảo: Huệ Năng được vô sư trí, thâm ngộ thượng thừa, ta không bằng ngài. Vả lại thầy của ta, là Ngũ tổ đích thân truyền trao y pháp, há vô ích sao! Ta hận không thể đi xa đến để thân cận, luống thọ ân Quốc vương. Các ông không nên kẹt ở đây, nên đến Tào khê thưa hỏi những điều nghi. Ngày sau trở về, nên vì ta nói.
Sư nghe lời này, lễ bái từ biệt, đi đến Thiều Dương, theo chúng tham thỉnh, chẳng nói ở đâu đến.
Khi ấy, Lục tổ bảo chúng rằng: Nay có người trộm pháp, ẩn trong hội này.
Sư bước ra lễ bái và thưa đầy đủ việc của ông.
Tổ bảo: Thầy của ông dùng cái gì để dạy chúng?
Sư thưa: Thường chỉ dạy đại chúng, trụ tâm quán tịnh, thường ngồi chẳng nằm.
Tổ bảo: Trụ tâm quán tịnh là bệnh chẳng phải thiền, thường ngồi là câu chấp nơi thân, đến với lý đâu ích gì? Nghe ta nói kệ:
Sanh lai tọa bất ngọa
Tử khứ ngọa bất tọa
Nguyên thị xú cốt đầu
Hà vi lập công quá.
Khi sống ngồi chẳng nằm
Khi chết nằm chẳng ngồi
Vốn là đầu xương thúi
Vì sao lập công được.
Sư thưa: Chưa rõ đại sư lấy pháp gì dạy người?
Tổ bảo: Ta nếu nói có pháp cho người, tức là dối ông. Chỉ là tùy phương mà cởi trói, tạm gọi là tam-muội. Nghe ta nói kệ:
Nhất thiết vô tâm tự tánh giới
Nhất thiết vô ngại tự tánh huệ
Bất tăng bất thối tự kim cang
Thân khứ thân lai bổn tam muội.
Tất cả không tâm tự tánh giới
Tất cả không ngại tự tánh huệ
Chẳng tăng chẳng giảm tự kim cang
Thân đến thân đi vốn tam-muội.
Sư nghe kệ hối hận, bèn cảm tạ liền quy y.
Trình một bài kệ:
Ngũ uẩn huyễn thân
Huyễn hà cứu cánh
Hồi thú chơn như
Pháp hoàn bất tịnh.
Năm uẩn thân huyễn hóa
Huyễn làm sao cứu cánh
Trở lại tìm chơn như
Pháp bèn thành bất tịnh. □
Master Zhicheng = 志誠禪師 Chí Thành thiền sư
Jizhou (Jiangxi) = 吉州(江西) Cát châu (Giang Tây)
Taihe (Jizhou) = 太和 (吉州) Thái Hòa (Cát Châu)
Shaoyang = 韶陽 Thiều Dương
cát châu chí thành
吉州志誠禪師者,本州太和人也。初參秀禪師,後因兩宗盛化,秀之徒眾往往譏南宗曰:「能大師不識一字,有何所長?」秀曰:「他得無師之智,深悟上乘,吾不如也。且吾師五祖親付衣法,豈徒然哉!吾所恨不能遠去親近,虛受國恩。汝等諸人無滯於此,可往曹谿質疑。他日回,當為吾說。」
師聞此語,禮辭至韶陽,隨眾參請,不言來處。時六祖告眾曰:「今有盜法之人,潛在此會。」師出禮拜,具陳其事。祖曰:「汝師若為示眾?」師曰:「嘗指誨大眾,令住心觀靜,長坐不臥。」祖曰:「住心觀靜,是病非禪。長坐拘身,於理何益?聽吾偈曰:『生來坐不臥,死去臥不坐。元是臭骨頭,何為立功過?』」師曰:「未審大師以何法誨人?」祖曰:「吾若言有法與人,即為誑汝。但且隨方解縛,假名三昧。聽吾偈曰:『一切無心自性戒,一切無礙自性慧,不增不退自金剛,身去身來本三昧。』」師聞偈悔謝,即誓依歸。乃呈偈曰:「五蘊幻身,幻何究竟。回趣真如,法還不淨。」 □