Tương truyền Đường Tiên Thiên năm thứ hai (713) ngày mùng ba tháng tám, Lục Tổ Huệ Năng thị tịch tại Quốc Ân Tự. Thần Hội, Pháp Hải là bậc thượng thủ trong chúng, nơi đây thành lập Lục Kinh Đường, biên soạn lại những lời Lục Tổ chỉ dạy. Khi hoàn thành bộ Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh, có những người chống đối, ban đêm đến phóng hỏa đốt Lục Kinh Đường, định thiêu hủy toàn bộ sách. Thấy lửa cháy, Thần Hội chẳng quản thân, chạy qua biển lửa đem thân che kinh sách, Pháp Hải và đồ chúng cùng đến dập tắt lửa, kinh thư đã được Thần Hội dùng thân che lấy bảo toàn, trên mặt Thần Hội bị lửa làm thương tích.
Chúng đệ tử biểu đạt lòng tôn kính với hai vị cao tăng đều gọi hai ngài là Hộ Pháp La-hán, nên sau này hai bên đại hùng bảo điện có thờ hai vị La hán. Người đương thời thường gọi Thần Hội là Tổ thứ bảy.
Thiền Sư Pháp Hải
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Thiều Châu
Lục Tổ Huệ Năng → Thiều Châu Pháp Hải
Sư người Khúc Giang.
Ban đầu gặp Lục Tổ, thưa rằng: Tức tâm tức Phật xin thầy thương xót chỉ dạy.
Tổ bảo: Niệm trước không sanh tức tâm, niệm sau không diệt tức Phật. Thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật. Ta nói đầy đủ cùng kiếp cũng không hết. Nghe ta nói kệ:
Tức tâm danh huệ
Tức Phật danh định
Huệ định đẳng trì
Ý trung thanh tịnh.
Ngộ thử pháp môn
Do nhữ tập tánh
Dụng bổn vô sanh
Song tu thị chánh.
Tức tâm gọi là huệ
Tức Phật gọi là định
Định huệ đều hành tri,
Giữ tâm ý thanh tịnh.
Ngộ được pháp môn này
Do tập tánh của ông
Dụng vốn vô sanh
Tu định huệ là chính.
Pháp Hải nghe kệ đại ngộ, làm kệ tán thán:
Tức tâm nguyên thị Phật
Bất ngộ nhi tự khuất
Ngã tri định huệ nhân
Song tu ly chư pháp.
Chính tâm này là Phật
Chẳng ngộ tự che khuất
Ta biết nhân định huệ
Song tu lìa vạn pháp. □
[PBĐK – HT]
Master Fahai = 法海禪師 = Thiền sư Pháp Hải
Shaozhou (Guangdong) = 韶州 (廣東) Thiều Châu (Quảng Đông)
Quijiang = 曲江 Khúc Giang
[Hai bài kệ này được dịch ra nhiều bảng tiếng Anh, nên cũng khó minh định, nếu xem cả ba bản Hán-Anh-Việt thì khả dĩ dễ cảm nhận khi đọc bản tiếng Anh]
thiều châu pháp hải
韶州法海禪師者,曲江人也。初見六祖,問曰:「即心即佛,願垂指喻。」祖曰:「前念不生即心,後念不滅即佛。成一切相即心,離一切相即佛。吾若具說,窮劫不盡。聽吾偈曰:『即心名慧,即佛乃定。定慧等持,意中清淨。悟此法門,由汝習性。用本無生,雙修是正。』」師信受,以偈贊曰:「即心元是佛,不悟而自屈。我知定慧因,雙修離諸物。」