Thiền Sư Điểu Khòa Đạo Lâm

Thiền Sư Điểu Khòa Đạo Lâm
(Đời thứ 8 dòng Ngưu Đầu)
Hàng Châu
Pháp Dung [Ngưu Đầu] → Ngưu Đầu Trí Nham → Ngưu Đầu Huệ Phương → Ngưu Đầu Pháp Trì → Ngưu Đầu Trí Oai → Hạc Lâm Huyền Tố → Kính Sơn Đạo Khâm → Điểu Khòa Đạo Lâm

Sư họ Phan, người Phú Dương Hàng Châu. Mẹ họ Chu, nằm mộng thấy ánh sáng mặt trời vào miệng, nhân đó có thai. Đến ngày sinh, mùi hương lạ khắp nhà, bèn đặt tên là Hương Quang.

Năm chín tuổi xuất gia, hai mươi mốt tuổi thọ giới tại chùa Quả Nguyện ở Kinh Châu. Sau đến học kinh Hoa Nghiêm, Luận Khởi Tín với pháp sư Phục Lễ chùa Tây Minh ở Trường An. Pháp sư Lễ chỉ dạy dùng bài tụng “chân vọng” cốt để tu thiền-na.

Sư thưa rằng: Ban đầu làm sao quán, làm sao dụng tâm.

Pháp sư Lễ im lặng không đáp. Sư lạy ba lạy mà lui ra.

Vừa lúc vua Đại Tông mời thiền sư Quốc Nhất đến cung, Sư bèn đến yết kiến, bèn được chánh pháp.

Sư đi về hướng nam chùa Vĩnh Phước – Cô Sơn, có tháp Phật Bích Chi, gặp lúc đạo tục cùng đến làm lễ pháp hội, Sư chống tích trượng vào.

Có pháp sư Thao Quang chùa Linh Ẩn hỏi: Tại pháp hội này cái gì phát ra âm thanh?
Sư bảo: Không có tiếng, ai biết là hội?
*
Sau thấy trên núi Tần Vọng có cây tùng cao lớn, cành lá sum suê, xòe ra phủ xuống như cái lọng, Sư bèn lên đó ở, nên người thời đó gọi là thiền sư Điểu Khòa, lại có ổ chim Thước bên cạnh, tự nhiên thân thiết, mọi người cũng gọi là Hòa thượng Thước Sào.

*

Có thị giả Hội Thông, một hôm muốn từ giã ra đi.

Sư hỏi: Nay ông đi về đâu?

Thưa rằng: Hội Thông vì pháp xuất gia, Hòa thượng không từ bi chỉ dạy, nay đến các nơi để học Phật pháp.

Sư bảo: Nếu là Phật pháp, ta nơi đây cũng có chút ít.

Thưa: Thế nào là Phật pháp của Hòa thượng?

Sư nơi áo đang mặc, bứt ra vài sợi lông vải mà thổi. Thông bèn lãnh ngộ huyền chỉ.
*
Niên hiệu Nguyên Hòa (806-820), thị lang Bạch Cư Dị ra trấn giữ Quận này, nhân đó vào núi yết kiến Sư.

Hỏi: Thiền sư ở chỗ gì mà nguy hiểm quá?

Sư đáp: Chỗ của Thái thú nguy hiểm nhất.

Bạch Cư Dị nói: Chỗ của đệ tử trấn giữ giang sơn, có nguy hiểm gì!

Sư bảo: Củi lửa giao nhau, thức tánh chẳng dừng, đâu chẳng nguy hiểm sao?

Lại hỏi: Thế nào là đại ý Phật pháp?

Sư bảo: Các việc ác chớ làm, nên làm các việc lành.

Bạch Cư Dị thưa: Con nít ba tuổi cũng hiểu được lời nói như thế.

Sư bảo: Con nít ba tuổi tuy nói được, người già tám mươi hành cũng chưa xong.

Bạch Cư Dị làm lễ mà lui.
*

Ngày mùng mười tháng hai, niên hiệu Trường Khánh năm thứ tư (824), Sư bảo thị giả: Ta nay báo thân đã hết.

Nói xong ngồi tịch.

Có chỗ gọi Sư là Viên Tu, có lẽ là thụy hiệu. □



điểu khòa đạo lâm
杭州鳥窠道林禪師,本郡富陽人也。姓潘氏。母朱氏,夢日光入口,因而有娠。及誕,異香滿室,遂名香光。九歲出家,二十一於荊州果願寺受戒。後詣長安西明寺復禮法師學華嚴經、起信論。禮示以真妄頌,俾修禪那。師問曰:「初云何觀?云何用心?」
禮久而無言。師三禮而退。屬代宗詔國一禪師至闕,師乃謁之,遂得正法。
及南歸孤山永福寺,有辟支佛塔,時道俗共為法會,師振錫而入。
有靈隱寺韜光法師問曰:「此之法會,何以作聲?」師曰:「無聲誰知是會?」
*後見秦望山有長松,枝葉繁茂,盤屈如蓋,遂棲止其上,故時人謂之鳥窠禪師。復有鵲巢於其側,自然馴狎,人亦目為鵲巢和尚。
*有侍者會通,忽一日欲辭去。師問曰:「汝今何往?」對曰:「會通為法出家,和尚不垂慈誨,今往諸方學佛法去。」師曰:「若是佛法,吾此間亦有少許。」曰:「如何是和尚佛法?」師於身上拈起布毛吹之,通遂領悟玄旨。
*元和中,白居易侍郎出守茲郡,因入山謁師。
*問曰:「禪師住處甚危險。」師曰:「太守危險尤甚!」白曰:「弟子位鎮江山,何險之有!」師曰:「薪火相交,識性不停,得非險乎?」
又問:「如何是佛法大意?」師曰:「諸惡莫作,眾善奉行。」白曰:「三歲孩兒也解恁麼道。」師曰:「三歲孩兒雖道得,八十老人行不得。」白作禮而退。師於長慶四年二月十日告侍者曰:「吾今報盡。」言訖坐亡。﹝有云師名圓修者,恐是諡號。﹞□


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *