Thiền Sư Trí

Thiền Sư Trí
(Đời thứ 8 tông Ngưu Đầu)
Vân Cư, Thiên Thai
Ngưu Đầu Pháp Dung → Ngưu Đầu Trí Nham → Ngưu Đầu Huệ Phương → Ngưu Đầu Pháp Trì → Ngưu Đầu Trí Oai → Ngưu Đầu Huệ Trung → Phật Quật Duy Tắc → Vân Cư Trí

Sư từng trụ viện Hoa Nghiêm.

Tăng Kế Tông hỏi: Thấy tánh thành Phật, nghĩa kia thế nào?

Sư bảo: Tánh thanh tịnh xưa nay vắng lặng. Chẳng lay động, không thuộc có không, dơ sạch, dài ngắn, lấy bỏ, thể vốn tự do tự tại. Thấy rõ như thế, mới gọi là thấy tánh. Tánh tức Phật, Phật tức tánh.

Thưa: Tánh đã thanh tịnh, không thuộc có-không, nhân đâu có thấy?

Sư bảo: Thấy không chỗ thấy.

Thưa: Đã không chỗ thấy, làm sao có thấy.

Sư bảo: Chỗ thấy cũng không.

Thưa: Như thế lúc thấy là ai thấy?

Sư bảo: Không có người hay thấy.

Thưa: Rốt ráo lý kia thế nào?

Sư bảo: Ông biết chăng, vọng chấp là có, liền có năng sở, mới gọi là mê. Theo chỗ thấy sanh hiểu, liền rơi vào sanh tử. Người thấy rõ không phải vậy. Trọn ngày thấy, mà chưa từng thấy. Tìm tên thể-tướng không thể được, năng-sở đều dứt, gọi là thấy tánh.

Thưa: Tánh này khắp tất cả chỗ chăng?
Sư bảo: Không chỗ nào mà không khắp.

Thưa: Phàm phu đầy đủ chăng?
Sư bảo: Trên đã nói không chỗ nào không khắp, phàm phu há chẳng đủ sao?

Thưa: Vì sao chư Phật và Bồ tát không bị sanh tử câu thúc, mà phàm phu riêng bị khổ này. Vậy đâu từng được khắp.

Sư bảo: Phàm phu ở trong tánh thanh tịnh chấp có năng sở, liền rơi vào sanh tử. Chư Phật bậc đại sĩ khéo biết trong tánh thanh tịnh không thuộc có không, tức chẳng lập năng sở.

Thưa: Nếu nói như thế, tức có người năng liễu bất liễu.

Sư bảo: Liễu còn không thể được, huống có người năng liễu ư!

Thưa: Lý tột thế nào?

Sư bảo: Ta nói lời thiết yếu, ông nên nhớ trong tánh thanh tịnh không có phàm thánh, cũng không có người rõ không rõ. Thánh và phàm cả hai đều là tên gọi. Nếu rơi vào danh tự sanh hiểu, liền rơi vào sanh tử. Nếu biết giả danh không thật, không có danh nghĩa này.

Sư lại nói: Đây là chỗ cứu cánh rốt ráo. Nếu nói “ta hay biết rõ, kẻ kia không biết rõ”, tức là bệnh nặng. Thấy có tịnh uế, phàm thánh, cũng là đại bệnh.
Khởi cái hiểu không phàm thánh, lại thuộc bác không nhân quả. Thấy có tánh thanh tịnh có thể dừng trụ, cũng là bệnh lớn. Khởi cái hiểu chẳng dừng trụ, cũng bệnh nặng.
Nhưng trong tánh thanh tịnh, tuy không lay động, đều không bỏ cái dụng phương tiện, phát khởi lòng từ bi, như thế chỗ phát khởi tâm từ bi, tức hoàn toàn tánh thanh tịnh, có thể gọi là thấy tánh thành Phật vậy.

Kế Tông vui mừng, lễ tạ lui ra. □



vân cư trí
天台山雲居智禪師,嘗有華嚴院。僧繼宗問:「見性成佛,其義云何?」
師曰:「清淨之性,本來湛然。無有動搖,不屬有無、淨穢、長短、取捨,體自翛然。如是明見,乃名見性。性即佛,佛即性。故曰見性成佛。」
曰:「性既清淨,不屬有無,因何有見?」
師曰:「見無所見。」
曰:「既無所見,何更有見?」
師曰:「見處亦無。」
曰:「如是見時,是誰之見?」
師曰:「無有能見者。」
曰:「究竟其理如何?」
師曰:「汝知否?妄計為有,即有能所,乃得名迷。隨見生解,便墮生死。明見之人即不然。終日見,未嘗見。求名處體相不可得,能所俱絕,名為見性。」
曰:「此性遍一切處否?」
師曰:「無處不遍。」
曰:「凡夫具否?」
師曰:「上言無處不遍,豈凡夫而不具乎?」

曰:「因何諸佛菩薩不被生死所拘,而凡夫獨縈此苦?何曾得遍?」
師曰:「凡夫於清淨性中計有能所,即墮生死。諸佛大士善知清淨性中不屬有無,即能所不立。」

曰:「若如是說,即有能了不了人。」
師曰:「了尚不可得,豈有能了人乎?」
曰:「至理如何?」
師曰:「我以要言之,汝即應念清淨性中無有凡聖,亦無了不了人。凡之與聖,二俱是名。若隨名生解,即墮生死。若知假名不實,即無有當名者。」

又曰:「此是極究竟處。若云『我能了、彼不能了』,即是大病。見有淨穢,凡聖,亦是大病。作無凡聖解,又屬撥無因果。見有清淨性可棲止,亦大病。作不棲止解,亦大病。然清淨性中,雖無動搖,具不壞方便應用,及興慈運悲,如是興運之處,即全清淨之性,可謂見性成佛矣。」
繼宗踊躍,禮謝而退。


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *