Thiền Sư Hội Thông

Thiền Sư Hội Thông
(Đời thứ 9 dòng Ngưu Đầu)
Chùa Chiêu Hiền, Hàng Châu
Pháp Dung [Ngưu Đầu] → Ngưu Đầu Trí Nham → Ngưu Đầu Huệ Phương → Ngưu Đầu Pháp Trì → Ngưu Đầu Trí Oai → Hạc Lâm Huyền Tố →
Kính Sơn Đạo Khâm → Điểu Khòa Đạo Lâm → Chiêu Hiền Hội Thông

Sư họ Ngô, tên Nguyên Khanh, người Hàng Châu. Sư tướng mạo trang nghiêm, lúc nhỏ thông minh mẫn tiệp.

Thời Đường Đức Tông, Sư làm Sứ ở Lục Cung [1], vương tộc đều khen ngợi. Một hôm dạo Chiêu Vương cung thấy hoa nở, dạo ngắm lâu, chợt nghe trên không trung có tiếng nói: “Tướng hư huyễn nở tàn chẳng dừng, hay làm tổn hoại căn lành. Nhân giả sao có thể vui thích”. Sư nghe chợt tỉnh, không còn ưa thích nữa.

Một hôm vua đến cung, hỏi: Khanh sao chẳng vui?

Sư nói: Thần chí nguyện nương Phật.

Vua không chấp nhận. Sau đó dung mạo Sư tiều tụy, vua bèn hạ chiếu cho Vương Tân xem tướng Sư.

Vương Tân tâu: Người này, sẽ làm hưng thịnh Tam bảo.

Vua nghe mới chấp thuận.

Sau đó Sư nghe tin thân mẫu bệnh, xin được về phụng dưỡng. Sư gặp pháp sư Hoằng Thao, khuyên nên yết kiến Điểu Khòa.

Sư thưa với Điểu Khòa: Đệ tử ăn chay lúc bảy tuổi, mười một tuổi thọ ngũ giới. Nay đã hai mươi hai tuổi, vì muốn xuất gia nên hưu quan. Xin Hòa thượng nhận cho làm tăng.

Điểu Khòa bảo: Tăng thời nay ít chịu khổ nhọc tinh cần, thường làm những việc quá đáng.

Sư thưa: Bổn tịnh chẳng cần mài giũa, nguyên minh chẳng nhờ chiếu.

Điểu Khòa bảo: Ông nếu rõ tịnh trí diệu viên, thể tự không tịch, tức chơn xuất gia, cần gì tướng bên ngoài. Ông nên làm Bồ tát tại gia, giới thí đầy đủ, như Tạ Linh Vận [2].

Sư thưa: Lý tuy như vậy, nơi sự có ích gì, nguyện Thầy rủ lòng tiếp nạp, thệ theo sự chỉ dạy của Thầy.

Như thế ba lần đều không được chấp nhận. Pháp sư Thao Quang bèn kiên trì thưa với Điểu Khòa rằng: Cung sứ chưa từng có vợ, cũng không có thị nữ. Thiền sư nếu không cứu độ, thì ai độ đây.

Điều Khòa mới cạo tóc cho thọ giới Cụ túc. Sư thường chỉ dùng tiểu thực buổi sáng, ngày đêm tinh cần, tụng kinh Đại thừa, tập An-ban Tam-muội.

Về sau từ giã Thầy đi du phương, Điểu Khòa dùng sợi vải bố chỉ dạy, Sư ngộ được ý chỉ. Lúc đó mọi người gọi Sư là “Thị giả sợi vải”.[3]

Khi Điểu Khòa quy tịch hai mươi năm, Vũ Tông phế bỏ chùa. Sư cùng tăng chúng lễ Linh tháp mà đi. Về sau không biết Sư thế nào. □

CHÚ THÍCH

[1] Trong Cung điện chia làm Đông lục cung và Tây lục cung. 
[2]Tạ Linh Vận 謝靈運 (385-433) người Dương Hạ, Trần Quận (nay thuộc Thái Khang, Hà Nam), sống ở Cối Kê (nay thuộc Thiệu Hưng, Chiết Giang), là dòng dõi của đại gia tộc tể tướng Tạ Huyền 謝玄 đời Đông Tấn. Ông đọc khắp các sách, văn chương trác việt, sánh ngang với Nhan Diên Chi nhưng thực tế còn hơn cả họ Nhan. Khi Tạ Huyền mất, Tạ Linh Vận mới chỉ 18 tuổi, làm Khang Lạc công, do đó gọi là Tạ Khang Lạc.
Thơ ông cứ vừa viết xong thì khắp Kinh thành đã tranh nhau truyền chép. Ông còn nổi tiếng về thư pháp. Thơ và chữ của ông được Tống Văn Đế coi là “nhị bảo”, và cho vời ông về làm quan ở Kinh sư, ngày đêm hầu cận, đàm đạo. Tạ Linh Vận là thi gia tả cảnh sông núi trứ danh đời Tấn, Lưu Tống (Lục triều).

Trang nhà xin phụ lục Anh – Hán những danh từ riêng, theo từng bài (thiền sư), trong quyển  “RECORDS OF THE TRANSMISSION OF THE LAMP”. Khi đọc những bản ngữ lục thiền bằng tiếng Anh, thường gặp trở ngại về địa danh và tên riêng.

Dezong              德宗   Đức Tông
Hangzhou          杭州   Hàng Châu
Huitong              會通   Hội Thông
Niaoke                鳥窠   Điểu Khòa
Tang                    唐     Nhà Đường
Taoguang           韜光   Thao Quang
wu                       吳        Ngô
Wuzong              武宗   Vũ Tông
Xie Lingyun        謝靈運 Tạ Linh Vận
Yanqing              元卿   Nguyên Khanh
Zhaoxian            招賢   Chiêu Hiền

杭州招賢 寺會通
本郡吳 氏子。本名元卿 。形相端嚴。幼而聰敏。唐德宗族咸美之。一日玩昭陽宮華卉。久之。倐聞空中聲曰。虗幻之相。開謝不停。能壞善根。仁者安可嗜之。師有省。乃極生厭患。帝一日遊宮。問曰。卿何不樂。對曰。臣志願從釋。帝不許。既而師容益顇。詔王賓相之。賓奏曰。此人。當紹隆三寶。帝始許。尋以母患歸省。會韜光法師。勉謁鳥窠。
啟曰。弟子七歲蔬食。十一受五戒。今年二十有二。為出家故休官。願和尚。授與僧相。
曰今時為僧。鮮有精苦者。行多浮濫。
師曰。本淨非琢磨。元明不隨照。
曰汝若了淨智妙圓。體白空寂。即真出家。何假外相。汝當為在家菩薩。戒施俱修。如謝靈運之儔。可也。
師曰。然理雖如此。於事何益。願垂攝受。誓遵師教。
如是三請。皆不諾。韜光。乃堅白鳥窠曰。宮使未甞娶。亦不畜侍女。禪師若不拯接。誰其度之。鳥窠始與披剃具戒。師常卯齋。晝夜精進。誦大乘經。而習安般三昧。尋固辭遊方。鳥窠以布毛示之。悟旨。時謂布毛侍者。暨鳥窠歸寂。垂二十載。武宗廢其寺。師與眾僧。禮辭靈塔而邁。莫知其終。□


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *