Thiền Sư Duy Chính

Về sau tạc tượng Quan Âm trong vỏ nghêu từ tích truyện này

Thiền Sư Duy Chính
(Đời thứ 2 sau Bắc Tông Thần Tú)
Núi Chung Nam, Thiểm Tây
Bắc Tông Thần Tú → Tung Nhạc Phổ Tịch → Chung Nam Duy Chính

Sư họ Chu, người Bình Nguyên. Thọ nghiệp với pháp sư Thuyên Trừng, chùa Diên Hòa tại bổn châu. Sư đắc pháp nơi thiền sư Phổ Tịch, sau đó vào trong núi Thái Nhất[1], học giả đến đầy thất.
*
Đường Văn Tông[2] thích ăn nghêu, các quan miền biển phải thay nhau cung cấp, người dân cũng vất vả. Một hôm trong bữa ăn có một con nghêu tách vỏ không ra. Vua lấy làm kỳ dị, liền thắp hương khấn vái, nghêu mở vỏ, thấy Bồ tát dung nghi phạm tướng đầy đủ.

Vua bèn lấy chiên đàn làm hộp giữ lại, bọc gấm chung quanh hộp, ban cho chùa Hưng Thiện để chúng tăng chiêm lễ. Nhân đây hỏi quần thần: Đây là điềm lành gì.

Có người tâu: Núi Thái Nhất có thiền sư Duy Chính thông hiểu Phật pháp, học rộng nhớ nhiều, xin mời đến hỏi.

Vua liền ban chiếu mời. Sư đến, vua hỏi việc đó.

Sư nói: Thần nghe vật chẳng tự không mà ứng, đây là khải phát tín tâm Bệ hạ vậy. Khế Kinh nói, “Người nên dùng thân này mà độ, liền hiện thân này mà thuyết pháp”.

Vua nói: Thân Bồ tát đã hiện, nhưng chưa nghe thuyết pháp.

Sư nói: Bệ hạ thấy điều này là thường chăng? Phi thường chăng? Tin chăng? Chẳng tin chăng?

Vua nói: Việc này kỳ lạ ít có, trẫm tin sâu vậy.

Sư nói: Bệ hạ đã nghe thuyết pháp rồi đó.

Vua vui vẻ, được việc chưa từng có, bèn ban chiếu cho các tự viện đều lập tượng Quan Âm, để đáp tạ việc lạ này. Lưu giữ Sư lại Đạo tràng trong cung, Sư từ chối nhiều lần, xin trở về núi.

Vua ban chiếu để Sư trụ trì chùa Thánh Thọ.

Khi Đường Vũ Tông lên ngôi (841)[3], Sư vào núi Chung Nam ẩn cư. Người hỏi lý do, Sư nói: Ta tránh sự nguy hại.

Sư tịch diệt, hỏa thiêu thu xá-lợi 49 hạt, lập tháp thờ. □


CHÚ THÍCH

[1] Núi Thái Nhất xưa gọi là Chung Nam.

[2] Theo Phật Tổ Thống Ký quyển 42, Đường Văn Tông niên hiệu Khai Thành (836-839).

[3] Pháp nạn Hội Xương (842). Đến 846 Vũ Tông mất, Tuyên Tông phục hưng Phật giáo.



chung nam duy chính
終南山惟政禪師,平原人也。姓周氏。受業於本州延和寺詮澄法師。得法於嵩山普寂禪師,即入太一山中,學者盈室。
*唐文宗好嗜蛤蜊,沿海官吏先時遞進,人亦勞止。一日御饌中有擘不張者。帝以其異,即焚香禱之,乃開,見菩薩形儀,梵相具足。帝遂貯以金粟檀香合 [把金粟檀香做龕],覆以美錦,賜興善寺,令眾僧瞻禮。因問群臣:「斯何祥也?」或奏太一山惟政禪師深明佛法,博聞強記,乞詔問之。帝即頒詔,師至,帝問其事。」師曰:「臣聞物無虛應,此乃啟陛下之信心耳。故契經云:『應以此身得度者,即現此身,而為說法。』」帝曰:「菩薩身已現,且未聞說法。」師曰:「陛下睹此為常邪?非常邪?信邪?非信邪?」帝曰:「希奇之事,朕深信焉。」師曰:「陛下已聞說法竟。」皇情悅豫,得未曾有。詔天下寺院各立觀音像,以答殊休。留師於內道場,累辭歸山。
詔令住聖壽寺。至武宗即位,師忽入終南山隱居。人問其故,師曰:「吾避仇矣。」終後闍維,收舍利四十九粒,而建塔焉。 □

 


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *