Thiền Sư Linh Thao
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Tào Khê, Thiều Châu
Lục Tổ Huệ Năng → Tào Khê Linh Thao
Sư họ Trương, người Cát Châu. Nương Lục Tổ xuất gia, chưa từng rời xa Tổ. Khi Lục Tổ viên tịch, Sư làm tháp chủ nơi thờ Y ca-sa.
Niên hiệu Khai Nguyên thứ tư (716), vua Đường Huyền Tông nghe đức độ của Sư, ra chiếu mời vào kinh.
Sư cáo bệnh chẳng đến.
Niên hiệu Thượng Nguyên năm đầu (760), Đường Huyền Tông sai sứ đem Y truyền pháp vào cung cúng dường, và lệnh cho Sư theo vào triều. Sư lấy cớ bệnh từ chối, trọn đời ở tại bổn sơn. Sư thọ chín mươi lăm tuổi, thụy hiệu là Đại Hiểu Thiền Sư.
[CĐTĐL]
Khai Nguyên thứ mười (722), ngày mùng ba tháng tám Nhâm Tuất, nửa đêm chợt nghe trong tháp có tiếng kéo dây sắt. Chúng tăng kinh hãi, thấy một người mặc áo tang từ trong tháp chạy ra. Chúng tăng thấy trên cổ Tổ có vết thương, liền đem việc trộm ấy báo cho châu huyện.
Huyện lệnh Dương Khản và Thứ sử Liễu Vô Thiểm nhận được đơn trình, hết sức gia công tìm bắt. Tháng năm nơi làng Thạch Giác bắt được kẻ ấy, liền giải qua Thiều Châu.
Người ấy thưa rằng: Họ Trương tên Tịnh Mãn, người huyện Lương, Nhữ Châu. Nơi chùa Khai Nguyên tại Hồng Châu nhận của vị tăng Kim Đại Bi người Tân La, số tiền hai mươi ngàn để lấy đầu Lục Tổ đem về Hải Đông cúng dường.
Thứ sử Liễu nghe lời khai, chưa vội gia hình, bèn đích thân đến Tào Khê, hỏi cao đệ của Tổ là Linh Thao, xem phải xử đoán thế nào.
Linh Thao bảo: Nếu lấy quốc pháp mà luận, lý là bị tội; song Phật giáo từ bi, oán thân bình đẳng, huống là kia muốn cầu cúng dường, tội có thể tha thứ được.
Thứ sử vui mừng tán thán: Mới biết cửa Phật quảng đại.
Bèn tha kẻ trộm. □
[NĐHN – Lục Tổ Huệ Năng]
Niên hiệu Thượng Nguyên năm đầu, vua Túc Tông sai sứ đến thỉnh y bát của Lục Tổ về cung để thờ. Đến Vĩnh Thái nguyên niên vào ngày mồng 5 tháng 5, vua Đại Tông mộng thấy Lục Tổ đến thỉnh y bát, nên vào ngày mồng 7, vua ra sắc lệnh cho quan Thứ sử Dương Hàm rằng:
“Trẫm mộng thấy thiền sư Năng đến thỉnh y bát và ca-sa về Tào Khê. Nay sai quan Trấn Quốc Đại tướng quân Lưu Sùng Cảnh cung nghinh về đó. Đối với Trẫm đấy là báu vật của nước, nên phải như pháp mà tôn trí tại bổn tự, bảo tăng chúng những vị đã đích thân thừa kế tông chỉ, hãy cẩn thận giữ gìn, chớ để hư hao”.
Về sau nhiều lần những bảo vật ấy bị trộm, nhưng chưa đi xa đã lấy lại được.
Ngoài ra, những sự tích khác về Tổ rất nhiều người biên chép như Thượng thư Vương Duy, Thứ sử Liễu Tôn Nguyên, Thứ sử Lưu Ngung Tích… đều thuộc đời Đường.
[Người giữ tháp là Linh Thao sao lục.]
tào khê linh thao
曹谿令韜禪師者吉州人也。姓張氏。
依六祖出家。未嘗離左右。祖歸寂遂為衣塔主。唐開元四年玄宗聆其德風詔令赴闕。師辭疾不起。上元元年肅宗遣使取傳法衣入內供養。仍敕師隨衣入朝。師亦以疾辭。終于本山。壽九十五。敕諡大曉禪師
[CĐTĐL]
開元十年壬戌八月三日,夜半,忽聞塔中如拽鐵索聲,僧眾驚起,見一孝子從塔中走出,尋見師頸有傷,具以賊事聞於州縣。縣令楊侃、刺史柳無忝得牒,切加擒捉。五月於石角村捕得賊人,送韶州鞠問。云:姓張名淨滿,汝州梁縣人,於洪州開元寺受新羅僧金大悲錢二十千,令取六祖大師首,歸海東供養。柳守聞狀,未即加刑,乃躬至曹溪,問祖上足令韜曰:如何處斷?韜曰:若以國法論,理須誅夷;但以佛教慈悲,冤親平等,況彼欲求供養,罪可恕矣。柳守嘉歎曰:始知佛門廣大。遂赦之。