Thiền Sư Pháp Dung

Tứ Tổ Đạo Tín và thiền sư Pháp Dung

Núi Ngưu Đầu phía tây nam Nam Kinh, cao 242m, có hai đỉnh như sừng trâu nên có tên núi Ngưu Đầu (núi đầu trâu), thế núi rất hiểm yếu.

Núi U Thê là một phân nhánh của núi Ngưu Đầu. Lưu Tống niên hiệu Đại Minh thứ ba (459) kiến lập chùa nơi đây, nên gọi là chùa U Thê.
Đường Thái Tông khoảng năm Trinh Quán (627-649), tổ Pháp Dung tại núi này tu hành được Tứ tổ Đạo Tín truyền pháp, thành lập tông Ngưu Đầu nơi đây được gọi là Nam Tông Tổ Đường, nên đổi tên U Thê thành Tổ Đường. Cuối đời nhà Đường, niên hiệu Quang Khải (885-888) chùa bị phế.
Ngô Duệ Tông niên hiệu Thái Hòa (930) trùng tu chùa đổi tên là viện Diên Thọ.
Nam Tống niên hiệu Trị Bình (1064-1067) phục hưng lại tên U Thê Tự.

Thiền Sư Pháp Dung (594-657)
Núi Ngưu Đầu, Nam Kinh

Sơ Tổ Đạt-ma → Nhị Tổ Huệ Khả → Tam Tổ Tăng Xán →
Tứ Tổ Đạo Tín → Ngưu Đầu Pháp Dung

Sư họ Vi, người Diên Lăng, Nhuận Châu (Tây nam Đơn Dương, Giang Tô). Năm 19 tuổi thông suốt kinh sử, tìm đọc bộ kinh Đại Bát Nhã, hiểu rõ lý Chân không. Một hôm, Sư bỗng nhiên than rằng: “Sách đạo Nho ở đời, chẳng phải là pháp cứu cánh, chánh quán Bát Nhã là thuyền bè xuất thế”. Sư đến núi Mao ở ẩn tìm thầy xuất gia.

Sau, Sư vào núi Ngưu Đầu cất thất đá trong hang núi phía bắc chùa U Thê, có các loài chim thú dâng lên hoa lạ.

Đời Đường trong niên hiệu Trịnh Quán, Tứ Tổ (Đạo Tín ở trên núi Phá Đầu) nhìn xa xem khí tượng, biết trên núi kia (Ngưu Đầu) có bậc dị nhơn.
Tổ đích thân tìm đến hỏi thăm những vị tăng trong chùa (U Thê) rằng: Ở đây có đạo nhơn chăng?

Có vị tăng đáp: Phàm là người xuất gia ai chẳng phải đạo nhơn?

Tổ hỏi: Cái gì là đạo nhơn?

Tăng không đáp được.

Có vị tăng khác thưa: Cách đây chừng mười dặm trong núi, có một vị lười biếng, thấy người chẳng đứng dậy chào, cũng không chấp tay, phải là đạo nhơn chăng?

Tổ liền vào núi, thấy Sư đang ngồi thiền trấn tỉnh tự như, mảy may không trói buộc, chẳng để ý đến ai.

Tổ hỏi: Ở đây làm gì?
Sư đáp: Quán tâm.
Tổ hỏi: Quán là người nào, tâm là vật gì?

Sư không đáp được, bèn đứng dậy làm lễ thưa: Đại đức an trụ nơi nào?

Tổ đáp: Bần tăng không chỗ nhất định, hoặc Đông hoặc Tây.

Sư hỏi: Ngài biết thiền sư Đạo Tín chăng?

Tổ hỏi: Vì sao hỏi ông ấy?

Sư thưa: Vì nghe danh đức đã lâu, khao khát muốn đến lễ yết.

Tổ bảo: Thiền sư Đạo Tín là bần đạo đây.

Sư hỏi: Vì sao Ngài quang lâm đến đây?

Tổ đáp: Vì tìm đến thăm hỏi ngươi, lại có chỗ nào nghỉ ngơi chăng?

Sư chỉ phía sau, thưa: Riêng có cái am nhỏ.

Sư liền dẫn Tổ về am. Chung quanh am toàn loài cọp sói, Tổ giơ hai tay lên làm thế sợ.

Sư hỏi: Ngài vẫn còn cái đó sao?

Tổ hỏi: Cái đó là cái gì?

Sư không đáp được.

Giây lát, Tổ lại tấm đá của Sư ngồi vẽ một chữ PHẬT, Sư nhìn thấy giật mình.

Tổ bảo: Vẫn còn cái đó sao?

Sư không hiểu, bèn đảnh lễ xin Tổ chỉ dạy chỗ chân yếu.

Tổ bảo:

Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tấc vuông. Diệu đức như hà-sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hóa, thảy đều đầy đủ, chẳng lìa tâm ngươi. Tất cả phiền não nghiệp chướng xưa nay đều không lặng. Tất cả nhơn quả đều như mộng huyễn, không có tam giới có thể ra, không có bồ-đề có thể cầu. Người cùng phi nhơn tánh tướng bình đẳng. Đại đạo thênh thang rộng lớn, bặt suy dứt nghĩ. Pháp như thế, nay ngươi đã được không thiếu khuyết, cùng Phật không khác, lại không có pháp gì lạ.
Chỉ tâm ngươi tự tại, chớ khởi quán hạnh, cũng chớ lóng tâm, chớ khởi tham sân, chớ ôm lòng lo buồn, rỗng rang không ngại, mặc tình tung hoành, chẳng làm các việc thiện, chẳng làm các việc ác, đi đứng ngồi nằm, mắt thấy gặp duyên thảy đều là diệu dụng của Phật. Vì vui vẻ không lo buồn nên gọi là Phật.

Sư thưa: Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật, cái gì là tâm?

Tổ đáp: Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm.

Sư thưa: Đã không khởi quán hạnh, khi gặp cảnh khởi tâm làm sao đối trị?

Tổ đáp: Cảnh duyên không có tốt xấu, tốt xấu khởi nơi tâm, nếu tâm chẳng gượng đặt tên, vọng tình từ đâu khởi? Vọng tình đã chẳng khởi, chơn tâm mặc tình biết khắp. Ngươi chỉ tùy tâm tự tại, chẳng cầu đối trị, tức gọi là pháp thân thường trụ, không có đổi thay. Ta nhận pháp môn đốn giáo của tổ Tăng Xán, nay trao lại cho ngươi. Nay ngươi nhận kỹ lời ta, chỉ ở núi này, về sau có năm vị thông suốt đến nối tiếp ngươi giáo hóa.
*
Tổ truyền trao pháp xong, bèn trở lại Song Phong trọn đời.

Từ đây pháp tịch của Sư đại thạnh.
*
Khoảng niên hiệu Vĩnh Huy đời Đường (650-656) đồ chúng thiếu lương thực, Sư phải sang Đơn Dương hóa duyên, cách núi Ngưu Đầu đến tám mươi dặm, Sư đích thân mang một thạch tám đấu gạo, sáng đi chiều về để cúng dường ba trăm tăng, hai thời không thiếu.
*
Niên hiệu Vĩnh Huy thứ ba (652) Quan Ấp Tể tên Tiêu Nguyên Thiện thỉnh Sư giảng kinh Đại Bát Nhã tại chùa Kiến Sơ. Thính giả vân tập. Sư giảng đến phẩm Diệt Tĩnh, đất chấn động.
Sư giảng xong trở về núi.
*

Bác Lăng Vương hỏi Sư:

Khi cảnh duyên sắc phát
Không nói duyên sắc khởi
Làm sao biết được duyên
Muốn dứt cái khởi ấy?

Sư đáp: Cảnh sắc khi mới khởi, sắc cảnh tánh vẫn không, vốn không người biết duyên, tâm lượng cùng tri đồng. Soi gốc phát chẳng phát, khi ấy khởi tự dứt, ôm tối sanh hiểu duyên, khi tâm duyên chẳng theo. Chí như trước khi sanh, sắc tâm không nuôi dưỡng. Từ không vốn vô niệm, tưởng thọ lời niệm sanh. Khởi phát chưa từng khởi, đâu cầu Phật chỉ dạy.

Hỏi:
Nhắm mắt không thấy sắc
Cảnh lự lại thêm phiền
Sắc đã chẳng quan tâm
Cảnh từ chỗ nào phát?

Sư đáp: Nhắm mắt không thấy sắc, trong tâm động lự nhiều, huyễn thức giả thành dụng, khởi danh trọn không lỗi. Biết sắc chẳng liên quan tâm, tâm cũng chẳng liên quan người, tùy đi có tướng chuyển, chim bay thật trong không.

Hỏi:
Cảnh phát không chỗ nơi
Hiểu duyên rõ biết sanh.
Cảnh mất hiểu lại chuyển
Hiểu bèn biến làm cảnh.
Nếu dùng tâm kéo tâm
Lại thành biết bị biết.
Theo đó cùng nhau đi
Chẳng lìa mé sanh diệt?

Sư đáp: Tâm sắc, trước, sau, giữa, thật không cảnh duyên khởi. Một niệm tự ngừng mất, ai hay tính động tịnh, đây biết tự không biết. Biết, biết duyên chẳng hội. Nên tự kiểm bản hình, đâu cần cầu ngoại cảnh. Cảnh trước không biến mất, niệm sau chẳng hiện ra, tìm trăng chấp bóng huyền, bàn dấu đuổi chim bay. Muốn biết tâm bản tánh, lại như xem trong mộng. Ví đó băng tháng sáu, nơi nơi đều giống nhau. Trốn không trọn chẳng khỏi, tìm không lại chẳng thành. Thử hỏi bóng trong gương, tâm từ chỗ nào sanh?

Hỏi:
Khi đều đặn dụng tâm
Làm sao được an ổn?

Sư đáp: Khi đều đặn dụng tâm, đều đặn không tâm dụng. Bàn quanh danh tướng nhọc, nói thẳng không mệt phiền. Không tâm đều đặn dụng, thường dụng đều đặn không. Nay nói chỗ không tâm, chẳng cùng có tâm khác.

Hỏi:
Người trí dẫn lời diệu
Cùng tâm phù hợp nhau
Lời cùng tâm đường khác
Hiệp thì trái vô cùng?

Sư đáp: Phương tiện nói lời diệu, phá bệnh đạo Đại thừa. Bàn chẳng quan bản tánh, lại từ không hóa tạo. Vô niệm là chơn thường. trọn phải bặt đường tâm. Lìa niệm tánh chẳng động, sanh diệt chẳng trái lầm. Tiếng vang trong hang đã có tiếng, bóng gương hay ngó lại.

Hỏi:
Hành giả xét cảnh có
Vì hiểu biết cảnh mất.
Hiểu trước và hiểu sau
Cùng cảnh tâm có ba?

Sư đáp: Cảnh dụng chẳng thể hiểu, hiểu rồi không nên nghĩ. Vì hiểu biết cảnh mất, khi hiểu cảnh không khởi. Hiểu trước và hiểu sau, cùng cảnh chậm có ba.

Hỏi:
Trụ định đều không chuyển
Sẽ là chánh Tam-muội
Các nghiệp không thể khéo
Chẳng biết vô minh tế
Từ từ bước theo sau?

Sư đáp: Lại nghe có người khác, rỗng chấp khởi tâm lượng. Trong ba việc không thành, không chuyển còn hư vọng. Tâm bị chánh thọ trói, vì muốn tịnh nghiệp chướng. Tâm trần trong muôn một, không rõ nói vô minh. Vi tế tập nhân khởi, từ từ danh tướng sanh. Gió đến sóng mòi chuyển, muốn lặng nước lại yên. Lại muốn nói tương lai, sợ rằng tâm sau kinh. Vô niệm thú lớn rống, tánh không mưa đá rơi. Tan tác cỏ úa diệt, ngang dọc chim bay rơi. Năm đường tạp loạn định, bốn ma không tới lui. Như lửa dữ thiêu đốt, tợ như kiếm bén chặt.

Hỏi rằng:
Nhờ hiểu biết vạn pháp
Vạn pháp xưa nay vậy
Nếu mượn tâm chiếu dụng
Chỉ được tâm chiếu dụng
Không phải việc trong tâm?

Sư đáp: Nhờ hiểu biết vạn pháp, vạn pháp trọn không mượn. Nếu mượn tâm chiếu dụng, nên không ở ngoài tâm.

Hỏi rằng:
Đi theo không lựa chọn
Tâm sáng không hiện tiền
Tâm lự lại mờ tối
Tại tâm dụng công hạnh
Trí chướng lại khó trừ?
Sư đáp: Có đó không thể có, tìm đó không thể tìm. Không lựa tức chơn chọn, được khỏi tối tâm sáng. Lự là tâm mờ tối, còn tâm mượn công hạnh, sao luận trí chướng khó, Phật phương tiện vì bệnh.
Hỏi rằng:
Chiết trung trong tin tức
Thật cũng khó an định.
Chẳng phải tự dụng hạnh
Khó này trọn khó thấy.

Sư đáp:
Vừa hợp (chiết trung) muốn tin tức, tin tức chẳng khó dễ.
Trước quán tâm ở tâm, kế tìm trí trong trí, thứ ba soi người tìm, thứ tư thông vô ký, thứ năm giải thoát danh, thứ sáu chơn ngụy bằng, thứ bảy biết gốc pháp, thứ tám từ vô vi, thứ chín mát mẻ khắp, thứ mười mây mưa phủ.
Tận cùng không hiểu kia, vô minh sanh bổn trí.
Bóng gương hiện ba nghiệp, người huyễn hóa bốn đường.
Chẳng trụ tận bờ không, nên trong không soi có, trong có chẳng ngoài không, chưa đi cùng có không.
Gọi đó là vừa hợp (chiết trung), vừa hợp chẳng có lời. An định không chỗ an, dụng hạnh đâu thể quyết.

Hỏi rằng:
Riêng có một loại người
Khéo giải không vô tướng.
Nói định loạn đồng nhất
Lại trong không nói có.
Đồng chứng dụng thường lặng
Hiểu biết lặng thường dụng.
Dùng tâm hiểu chân lý
Lại nói dụng không dụng.
Trí tuệ nhiều phương tiện
Nói loạn cùng lý hợp.
Như như lễ tự như
Không do thức tâm hiểu.
Đã biết tâm hiểu sai
Tâm tâm lại mất hết.
Như vậy khó biết pháp
Kiếp kiếp không thể biết.
Cùng người dụng tâm này
Không thể giáo hóa pháp.

Sư đáp:
Riêng có người chứng không, lại như luận kệ trước, hành không giữ tịch diệt, kiến giải tạm thời đổi.
Hiểu chơn là tâm lượng, cuối cùng chưa rõ nguồn, lại nói dứt dụng tâm, nhiều trí nghi tương tợ.
Bởi do tánh không sáng, cầu không lại nhọc thôi, kiếp kiếp trụ thức tối, chấp tướng đều không biết.
Phóng quang liền động đất, Ở đó mong làm gì?

Hỏi rằng:
Việc trước người khán tâm
Lại còn phiền não tế?

Sư đáp:
Khán tâm còn phiền tế, tâm huyễn đâu đợi khán, huống người không tâm huyễn, thong dong ở ngay miệng.

Hỏi rằng:
Xưa có cơ nghiệp lớn
Đường tâm trong sai lầm.
Hiểu được chướng vi tế
Tức rõ được mé chơn.
Tự chẳng phải thầy khéo
Không thể quyết lý này.
Con ngưỡng mong Đại sư,
Nay vì mở yếu môn (pháp môn tinh yếu).
Dẫn đường người dụng tâm,
Khiến không mất chánh đạo.

Sư đáp:
Pháp tánh cơ nghiệp xưa, mộng cảnh thành sai lầm, thật tướng thân vi tế, sắc tâm thường chẳng ngộ.
Chợt gặp kẻ hỗn độn, bi ai thương quần sanh, tạm bày hỏi nghi lớn, giữ lý trong thường sáng.
Đường sanh tử thấu suốt, tâm khen chê chẳng sợ, lão quê đáp rõ ràng, pháp tướng thẹn người xưa.
Nhờ phát thuốc quần sanh, lại như sắc tánh làm.
*
Nhà Đường, niên hiệu Hiển Khánh năm đầu (656), Ấp Tể Tiêu Nguyên Thiện thỉnh Sư xuống núi trụ trì chùa Kiến Sơ.
Sư hết lời từ chối mà không được. Bất đắc dĩ, Sư gọi đệ tử thượng thủ là Trí Nham truyền trao pháp ấn và dặn dò tiếp nối truyền dạy tại núi này.
Sư sắp xuống núi bảo chúng: Ta không còn bước chân lại núi này. Lúc đó chim thú kêu buồn gần suốt tháng không dừng. Trước am có bốn cây ngô đồng, giữa tháng hè bỗng nhiên rụng lá.
Năm sau (657) ngày hai mươi ba tháng giêng, Sư không bệnh mà thị tịch, an táng Sư tại núi Kê Long.



ngưu đầu pháp dung
牛頭山法融禪師者,潤州延陵人也。姓韋氏。年十九,學通經史。尋閱大部般若,曉達真空。忽一日歎曰:儒道世典,非究竟法。般若正觀,出世舟航。
遂隱茅山,投師落髮。後入牛頭山幽棲寺北巖之石室,有百鳥御花之異。唐貞觀中,四祖遙觀氣象,知彼山有奇異之人,乃躬自尋訪。問寺僧:此間有道人否?
曰:出家兒那箇不是道人?祖曰:阿那箇是道人。僧無對。別僧曰:此去山中十里許,有一懶融,見人不起,亦不合掌,莫是道人麼?祖遂入山,見師端坐自若,曾無所顧。祖問曰:在此作甚麼?師曰:觀心。祖曰:觀是何人?心是何物?師無對,便起作禮曰:大德高棲何所?祖曰:貧道不決所止,或東或西。師曰:還識道信禪師否?祖曰:何以問他?師曰:嚮德滋久,冀一禮謁。祖曰:道信禪師,貧道是也。師曰:因何降此?祖曰:特來相訪,莫更有宴息之處否?師指後面曰:別有小庵。
遂引祖至庵所。遶庵,唯見虎狼之類。祖乃舉兩手作怖勢。師曰:猶有這箇在。祖曰:這箇是甚麼?師無語。少選,祖卻於師宴坐石上書一佛字,師睹之竦然。祖曰:猶有這箇在。
師未曉,乃稽首請說真要。祖曰:夫百千法門,同歸方寸,河沙妙德,總在心源。一切戒門、定門、慧門,神通變化,悉自具足,不離汝心。一切煩惱業障,本來空寂。一切因果,皆如夢幻。無三界可出,無菩提可求。人與非人,性相平等。大道虛曠,絕思絕慮。如是之法,汝今已得,更無闕少,與佛何殊?更無別法,汝但任心自在,莫作觀行,亦莫澄心,莫起貪嗔,莫懷愁慮,蕩蕩無礙,任意縱橫,不作諸善,不作諸惡,行住坐臥,觸目遇緣,總是佛之妙用。快樂無憂,故名為佛。
師曰:心既具足,何者是佛?何者是心?
祖曰:非心不問佛,問佛非不心。師曰:既不許作觀行,於境起時,心如何對治?
祖曰:境緣無好醜,好醜起於心。心若不強名,妄情從何起?妄情既不起,真心任遍知。汝但隨心自在,無復對治,即名常住法身,無有變異。吾受璨大師頓教法門,今付於汝。汝今諦受吾言,只住此山。向後當有五人達者,紹汝玄化。
*祖付法訖,遂返雙峰終老。師自爾法席大盛。
*唐永徽中,徒眾乏糧,師往丹陽緣化。去山八十里。躬負米一石八斗,朝往暮還,供僧三百,二時不闕。
*三年,邑宰蕭元善請於建初寺講大般若經,聽者雲集。至滅靜品,地為之震動。
講罷歸山,博陵王問師曰:
境緣色發時,
不言緣色起。
云何得知緣,
乃欲息其起?
師曰:境色初發時,色境二性空。本無知緣者,心量與知同。照本發非發,爾時起自息。抱暗生覺緣,心時緣不逐。至如未生前,色心非養育。從空本無念,想受言念生。起發未曾起,豈用佛教令?
*問曰:閉目不見色,境慮乃便多。色既不關心,境從何處發?
師曰:閉目不見色,內心動慮多。幻識假成用,起名終不過。知色不關心,心亦不關人。隨行有相轉,鳥去空中真。
*問曰:境發無處所,緣覺了知生。境謝覺還轉,覺乃變為境。若以心曳心,還為覺所覺。從之隨隨去,不離生滅際。
師曰:色心前後中,實無緣起境。一念自凝忘,誰能計動靜?此知自無知,知知緣不會。當自檢本形,何須求域外?前境不變謝,後念不來今。求月執玄影,討跡逐飛禽。欲知心本性,還如視夢裡。譬之六月冰,處處皆相似。避空終不脫,求空復不成。借問鏡中像,心從何處生?
*問曰:恰恰用心時,若為安隱好。
師曰:恰恰用心時,恰恰無心用。曲譚名相勞,直說無繁重。無心恰恰用,常用恰恰無。今說無心處,不與有心殊。
*問曰:智者引妙言,與心相會當。言與心路別,合則萬倍乖。
師曰:方便說妙言,破病大乘道。非關本性譚,還從空化造。無念為真常,終當絕心路。離念性不動,生滅無乖誤。谷響既有聲,鏡像能回顧。
*問曰:行者體境有,因覺知境亡。前覺及後覺,并境有三心。
師曰:境用非體覺,覺罷不應思。因覺知境亡,覺時境不起。前覺及後覺,并境有三遲。
*問曰:住定俱不轉,將為正三昧。諸業不能牽,不知細無明,徐徐躡其後。
師曰:復聞別有人,虛執起心量。三中事不成,不轉還虛妄。心為正受縛,為之淨業障。心塵萬分一,不了說無明。細細習因起,徐徐名相生。風來波浪轉,欲靜水還平。更欲前途說,恐畏後心驚。無念大獸吼,性空下霜雹。星散穢草摧,縱橫飛鳥落。五道定紛綸,四魔不前卻。既如猛火燎,還如利劍斫。
*問曰:賴覺知萬法,萬法本來然。若假照用心,祇得照用心,不應心裡事。
師曰:賴覺知萬法,萬法終無賴。若假照用心,應不在心外。
*問曰:隨隨無揀擇,明心不現前。復慮心闇昧,在心用功行,智障復難除。
師曰:有此不可有,尋此不可尋。無揀即真擇,得闇出明心。慮者心冥昧,存心託功行。可論智障難,至佛方為病。
*問曰:折中消息間,實亦難安怗。自非用行人,此難終難見。
師曰:折中欲消息,消息非難易。先觀心處心,次推智中智。第三照推者,第四通無記。第五解脫名,第六等真偽。第七知法本,第八慈無為。第九遍空陰,第十雲雨被。最盡彼無覺,無明生本智。鏡像現三業,幻人化四衢。不住空邊盡,當照有中無。不出空有內,未將空有俱。號之名折中,折中非言說。安怗無處安,用行何能決。
*問曰:
別有一種人,善解空無相。口言定亂一,復道有中無。同證用常寂,知覺寂常用。用心會真理,復言用無用。智慧方便多,言亂與理合。如如禮自如,不由識心會。既知心會非,心心復相泯。如是難知法,永劫不能知。同此用心人,法所不能化。
*師曰:別有證空者,還如前偈論。行空守寂滅,識見暫時翻。會真是心量,終知未了原。又說息心用,多智疑相似。良由性不明,求空且勞已。永劫住幽識,抱相都不知。放光便動地,於彼欲何為。
*問曰:前件看心者,復有羅縠難。
師曰:看心有羅縠,幻心何待看。況無幻心者,從容下口難。
*問曰:久有大基業,心路差互間。得覺微細障,即達於真際。自非善巧師,無能決此理。仰惟我大師,當為開要門。引導用心者,不令失正道。
師曰:法性本基業,夢境成差互。實相微細身,色心常不悟。忽逢混沌士,哀怨愍群生。託疑廣設問,抱理內常明。生死幽徑徹,毀譽心不驚。野老顯分答,法相媿來儀。蒙發群生藥,還如色性為。
*
顯慶元年,邑宰蕭元善請住建初,師辭不獲免,遂命入室上首智巖付囑法印,令以次傳授。將下山,謂眾曰:吾不復踐此山矣。
時鳥獸哀號,踰月不止。庵前有四大桐樹,仲夏之月,忽自凋落。明年正月二十三日,不疾而逝,窆于雞籠山。□


< Trở về mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *