Thiền Sư Đạo Nhất

Bảo Phong tự vị trí tại dưới ngọn Bảo Phong trấn Bảo Phong huyện Tĩnh An, tỉnh Giang Tây. Tự viện ban đầu tên Lặc Đàm Tự, còn tên Pháp Lâm Tự, nhân tọa lạc núi Thạch Môn nên còn được gọi “Thạch Môn cổ sát”.
Nhà Đường niên hiệu Đại Trung thứ tư (850) sắc phong là Bảo Phong Tự, tên còn đến ngày nay. Tự viện bị binh lửa hư hoại, nhiều lần trùng tu, mãi đến năm 1993 mới được xây dựng lại.
Đây là đạo tràng trọng yếu của thiền Hồng Châu, có tên là Mã Tổ Đạo Tràng.

Thiền Sư Đạo Nhất Mã Tổ (709-788)
 (Đời thứ 2 sau Lục Tổ)
Giang Tây
Hoài Nhượng [NAM NHẠC] → Mã Tổ Đạo Nhất

Vì người đời sau quá kính trọng Sư nên nhân Sư họ Mã gọi là Mã Tổ (ông Tổ họ Mã).

Sư họ Mã, quê ở huyện Thập Phương, Hán Châu. Thuở nhỏ, Sư dung mạo lạ thường: Đi như trâu, nhìn như cọp, lưỡi dài quá mũi, dưới chân có hai khu ốc. Lúc bé, Sư đến chùa La Hán xin xuất gia với Hòa thượng Đường ở Tư Châu[1]. Sau Sư thọ giới Cụ túc nơi luật sư Viên ở Du Châu.

Đời Đường khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-742), Sư tập thiền định ở Viện Truyền Pháp tại Hoành Nhạc, nhân thiền sư Hoài Nhượng giáo hóa được giải ngộ.

Bạn đồng tham học với Sư có sáu người, chỉ riêng Sư được truyền tâm ấn.

Sau khi tạm biệt thầy, Sư đến Kiến Dương ở ngọn núi Phật Tích, kế dời sang Lâm Xuyên, sau lại đến núi Cung Công[2], Nam Khang.

*

Niên hiệu Đại Lịch (765) Liên soái Lộ Từ Cung nghe tiếng rất kính mộ, ông đích thân đến thọ tông chỉ, thỉnh Sư khai đường để truyền bá tông phong. Từ đây học giả bốn phương tụ hội về rất đông. Có thể nói Giang Tây là một trường thi Phật.

*

Một hôm Sư dạy chúng:

Các ngươi mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâm Phật. Tổ Đạt-ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp Thượng thừa nhất tâm, khiến các ngươi khai ngộ. Tổ lại dẫn kinh Lăng-già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các ngươi điên đảo không tự tin pháp tâm này mỗi người tự có, nên kinh Lăng-già nói: “Phật nói tâm là chủ, cửa Không là cửa pháp.”

Phàm người cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không riêng có Phật, ngoài Phật không riêng có tâm, không lấy thiện chẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạt tánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không có tự tánh nên tam giới chỉ là tâm, sum la vạn tượng đều là cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy tâm, tâm không tự là tâm, nhân sắc mới có.

Các ngươi chỉ tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn không có chỗ ngại, đạo quả Bồ-đề cũng như thế. Nơi tâm sanh ra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tức chẳng sanh. Nếu nhận rõ tâm này, mới có thể tùy thời ăn cơm mặc áo nuôi lớn thai thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua, đâu còn có việc gì.

Các ngươi nhận ta dạy hãy nghe bài kệ này:

Tâm địa tùy thời thuyết
Bồ-đề diệc chỉ ninh
Sự lý câu vô ngại
Đương sanh tức bất sanh.

Đất tâm tùy thời nói
Bồ-đề cũng thế thôi
Sự lý đều không ngại
Chính sanh là chẳng sanh.

*

Có vị tăng hỏi: Hòa thượng vì sao nói tức tâm tức Phật[3]?

Sư đáp: Vì dỗ con nít khóc.

Thưa: Con nít nín rồi thì thế nào?

Sư bảo: Phi tâm phi Phật[4].

Thưa: Người trừ được hai thứ này rồi, phải dạy thế nào?

Sư bảo: Nói với y là “phi vật”.

Thưa: Khi chợt gặp người thế ấy đến thì phải làm sao?

Sư bảo: Hãy dạy y thể hội đại đạo.     

*

Hỏi: Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang?

Sư bảo: Tức nay là ý gì?

*

Có vị tăng hỏi: Ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?

Sư đáp: Hôm nay ta mệt nhọc không thể vì ngươi nói, ngươi đến hỏi Trí Tạng.

Vị tăng ấy đến hỏi Trí Tạng.

Trí Tạng bảo: Sao không hỏi Hòa thượng?

Tăng đáp: Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy.

Trí Tạng hỏi: Hôm nay tôi đau đầu, không thể vì ông nói, đến hỏi sư huynh Hải.

Tăng đến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải bảo: Đến chỗ này tôi cũng chẳng hội.

Tăng trở lại trình Sư.

Sư bảo: Tạng đầu bạch, Hải đầu hắc.

*

Cư sĩ Bàng Uẩn đến hỏi: Nước không gân xương hay thắng chiếc thuyền muôn hộc, lý này thế nào?

Sư đáp: Nơi đây không nước cũng không thuyền, nói gì là gân xương?

Uẩn nói: Người không lầm xưa nay, thỉnh Thầy để mắt nhìn lên!          

Sư liền nhìn thẳng xuống.

Uẩn nói: Một cây đàn cầm không dây, mà Thầy đàn rất hay.

Sư liền nhìn thẳng lên.

Uẩn lễ bái. Sư trở về phương trượng.

Uẩn theo sau thưa: Vừa rồi muốn làm khéo trở thành vụng.

*

Một đêm, Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư xem trăng.

Sư hỏi: Ngay bây giờ nên làm gì?

Trí Tạng thưa: Nên cúng dường.

Hoài Hải thưa: Nên tu hành.  

Phổ Nguyện phủi áo ra đi.       

Sư bảo: Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyện vượt ngoài sự vật.

*

Hoài Hải hỏi: Thế nào là chỉ thú Phật pháp?          

Sư đáp: Chính là chỗ ngươi bỏ thân mạng.

Sư lại hỏi Hoài Hải: Ngươi lấy pháp gì chỉ dạy người?

Hoài Hải dựng đứng cây phất tử.

Sư bảo: Chỉ thế thôi hay còn gì khác?

Hoài Hải ném cây phất tử xuống.

*

Tăng hỏi:Làm sao được hợp đạo?

Sư đáp: Ta sớm chẳng hợp đạo.

*

Tăng hỏi: Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?         

Sư liền đánh và nói: Ta nếu không đánh ngươi, các nơi sẽ cười ta.

*

Đặng Ẩn Phong từ biệt Sư đi nơi khác, Sư hỏi: Đi đến đâu?

Ẩn Phong thưa: Đi đến Thạch Đầu.

Sư bảo: Đường Thạch Đầu trơn.

Thưa: Có cây gậy tùy thân, gặp trường thì đùa.

Ẩn Phong vừa đi đến Thạch Đầu đi nhiễu giường thiền một vòng, dộng tích trượng động đất một tiếng, hỏi: Ấy là tông chỉ gì?

Thạch Đầu nói: Trời xanh! Trời xanh!

Ẩn Phong không đáp được, lại trở về thưa với Sư. Sư bảo: Ngươi nên đi lại bên ấy, nếu Thạch Đầu nói “Trời xanh”, ngươi “Hư! Hư!”

Ẩn Phong lại đi đến Thạch Đầu làm như trước.

Thạch Đầu bèn: Hư! Hư!

Ẩn Phong không đáp được, lại trở về trình với Sư.

Sư bảo: Ta đã nói với ngươi, đường Thạch Đầu trơn.

*

Có vị Giảng sư đến hỏi: Thiền tông truyền giữ pháp gì?

Sư hỏi lại: Tọa chủ truyền giữ pháp gì?

Tọa chủ nói: Tôi giảng được hơn hai mươi bản kinh luận.

Giảng sư: Đâu không phải là sư tử con?

Tọa chủ: Không dám.

Sư thốt ra tiếng hư hư.

Giảng sư nói: Đây là pháp.

Sư nói: Là pháp gì?

Giảng sư nói: Pháp sư tử ra khỏi hang.

Sư bèn im lặng.

Giảng sư nói: Đây cũng là pháp.

Sư bảo: Là pháp gì?

Giảng sư nói: Pháp sư tử ở trong hang.         

Sư bảo: Không ra không vào là pháp gì?

Giảng sư không đáp được, bèn từ giã đi ra đến cửa.

Sư gọi: Tọa chủ!

Giảng sư xoay đầu lại.

Sư hỏi: Là pháp gì?

Giảng sư cũng không đáp được.

Sư bảo: Ông thầy độn căn.

*

Một hôm Sư dạy chúng:

Đạo không dụng tu, chỉ đừng ô nhiễm. Sao là ô nhiễm? Có tâm sanh tử, tạo tác, thú hướng đều là ô nhiễm. Nếu muốn hội thẳng đạo này thì tâm bình thường là đạo.

Sao là tâm bình thường không tạo tác, không thị phi, không thủ xả, không đoạn thường, không phàm thánh.

Kinh nói: Chẳng phải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh thánh hiền, là hạnh Bồ tát.

Chỉ như hiện nay đi đứng ngồi nằm, ứng cơ tiếp vật đều là đạo. Đạo tức là pháp giới, cho đến diệu dụng như hà sa đều không ngoài pháp giới. Nếu chẳng phải vậy, tại sao nói “pháp môn tâm địa”, tại sao nói “vô tận đăng”? Tất cả pháp đều là pháp của tâm, tất cả tên đều là tên của tâm. Muôn pháp đều từ tâm sanh, tâm là cội gốc của muôn pháp.

Kinh nói: Biết tâm đạt cội nguồn nên hiệu là Sa-môn.

Tên đồng nghĩa đồng, tất cả pháp đều đồng thuần nhất không lẫn lộn.

Nếu ở trong giáo môn được tùy thời tự tại thì dựng lập pháp giới trọn là pháp giới, lập chân như là chân như, lập lý tất cả pháp trọn là lý, lập sự tất cả pháp trọn là sự, nắm giở một thì ngàn theo, sự lý không khác, toàn là diệu dụng. Lại không có lý riêng, đều do xoay vần của tâm.

Ví như bao nhiêu bóng mặt trăng thì có, mà bao nhiêu mặt trăng thật thì không; bao nhiêu nguồn nước thì có, mà bao nhiêu tánh nước thì không; bao nhiêu sum la vạn tượng thì có, mà bao nhiêu hư không thì không; bao nhiêu lời nói đạo lý thì có, mà bao nhiêu tuệ vô ngại thì không. Bao nhiêu các thứ thành lập đều do một tâm.

Dựng lập cũng được, dẹp hết cũng được, thảy là diệu dụng. Diệu dụng trọn là nhà mình, chẳng phải lìa chân mà có, nơi nơi đều chân, thảy đều là thể của nhà mình. Nếu chẳng vậy, lại là người nào? Tất cả pháp đều là Phật pháp, các pháp tức là giải thoát, giải thoát tức là chân như, các pháp không ngoài chân như, đi đứng ngồi nằm thảy là dụng bất tư nghì, không đợi thời tiết.

Kinh nói: “Chỗ chỗ nơi nơi đều có Phật”.

Phật là năng nhân, có trí tuệ khéo hợp lòng người, hay phá lưới nghi cho tất cả chúng sanh, vượt ra vòng trói buộc của có và không… Tình chấp phàm thánh hết, nhân pháp đều không, chuyển bánh xe không gì hơn, vượt các số lượng, việc làm không ngại, sự lý đều thông, như trời hiện mây, chợt có lại không, chẳng để dấu vết. Ví như vẽ nước thành lằn, không sanh không diệt là Đại tịch diệt. Tại triền gọi là Như Lai Tàng, xuất triền gọi là Pháp thân thanh tịnh.

Thể không tăng giảm, hay lớn hay nhỏ, hay vuông hay tròn, hợp vật hiện hình như trăng trong nước, vận dụng mênh mông, không lập mầm gốc, chẳng hết hữu vi, không trụ vô vi. Hữu vi là dụng của vô vi, vô vi là chỗ nương của hữu vi, chẳng trụ chỗ nương, nên nói: “Như hư không chẳng chỗ nương”. Nghĩa tâm sanh diệt, nghĩa tâm chân như. Tâm chân như dụ như gương sáng soi vật tượng. Gương dụ tâm, vật tượng dụ pháp. Nếu tâm chấp pháp là dính với cái nhân bên ngoài, tức là nghĩa sanh diệt. Tâm không chấp pháp tức là nghĩa chân như.      

Thanh văn tai nghe Phật tánh. Bồ tát mắt thấy Phật tánh. Liễu đạt không hai gọi là bình đẳng tánh. Tánh không có khác, dụng thì chẳng đồng. Tại mê là thức, tại ngộ là trí. Thuận lý là ngộ, theo sự là mê. Mê tức là mê bản tâm mình, ngộ là ngộ bản tánh mình. Một phen ngộ là hằng ngộ chẳng trở lại mê.

Như đang khi mặt trời mọc lên không trở lại tối. Mặt trời trí tuệ xuất hiện, không chung cùng cái tối phiền não. Liễu đạt cảnh giới của tâm liền trừ vọng tưởng. Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháp tánh sẵn có, có chẳng nhờ tu. Thiền không thuộc ngồi, ngồi tức có chấp trước. Nếu thấy lý này là chân chánh hợp đạo, tùy duyên qua ngày, đứng ngồi theo nhau, giới hạnh huân thêm, nhóm nơi tịnh nghiệp. Chỉ hay như thế, lo gì chẳng thông.

Đứng lâu, trân trọng.

*

Đệ tử của Sư được nhập thất (được vào thiền thất, là đã ngộ đạo) có đến tám mươi bốn vị, mỗi người làm chủ một phương truyền hóa vô cùng.

Đời Đường niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tư (788) khoảng tháng giêng, Sư lên núi Thạch Môn, Kiến Xương[5], đi kinh hành trong rừng thấy chỗ hang động bằng phẳng, bèn bảo thị giả: Thân cũ mục của ta sẽ ở tháng sau và trở về nơi này.

Nói xong, Sư trở về. Đến ngày mùng bốn tháng hai, Sư có chút bệnh, tắm gội xong, ngồi kiết già nhập diệt, thọ tám mươi tuổi, được sáu mươi tuổi hạ.

Đường Hiến Tông niên hiệu Nguyên Hòa thứ tám (813), truy phong thụy Đại Tịch Thiền Sư. □

[TSTH 1 – HT]

[1] Tư Châu ở đất Thục, Thành Đô.

Du Châu còn có tên Cung Châu thuộc Trùng Khánh ngày nay.

[2] [Tống Cao Tăng truyện ghi: Lúc trước ở nơi đây trong núi quanh co, là chỗ ẩn náu của yêu quái, người chẳng dám đến gần, xúc phạm ắt tai họa lập tức tới. Lúc Sư đến, đang nghỉ ngơi, có vị thần mặc áo tía đội mũ đen đến, lễ Sư và thưa: ‘Giao đất này làm đạo tràng thanh tịnh’, nói xong không thấy vị ấy nữa. Từ đó những loài chim dữ, trùng độc, thay đổi trở nên thuần phục.]

[3] Khẳng Đường Sung tụng về Tức tâm tức Phật:

Đẹp tợ Dương Phi rời gác ngọc
Xinh như Tây Tử xuống lầu Quỳnh
Ngày ngày cùng anh say dưới hoa
Lại ngờ nơi nào chẳng phong lưu.

[4] Thiền sư Trung ở Mục Am tụng về Phi tâm phi Phật:

Tháng hai cảnh sắc dưới nắng nhẹ
Công tử trẻ tuổi dạo phố phường
Ngồi trên giường ngọc rót rượu
Vài đứa trẻ cỡi ngựa đánh cầu.

[5] Nay là Bảo Phong Tự tại Tĩnh An [建昌石門山(今靖安寶峰)]


ĐẠO NHẤT MÃ TỔ bổ sung [NĐHN Q.3]

Viện chủ hỏi: Hòa thượng gần đây thế nào?

Sư bảo: Nhật diện Phật Nguyệt diện Phật[1].

*

Có chú tiểu Đam Nguyên đi hành cước mới về, trước Sư vẽ một vòng tròn, trên đó lễ bái rồi đứng.

Sư bảo: Ông chẳng muốn làm Phật sao?

Thưa: Con không biết làm quái.

Sư bảo: Ta chẳng bằng ông.

Tiểu sư chẳng đáp được.

*

Có một vị tăng đến trước Sư vẽ 4 vạch, một vạch trên dài, dưới ba vạch ngắn, nói: Không được nói một nét dài ba nét ngắn, ngoài 4 chữ này, thỉnh Hòa thượng đáp.

Sư bèn vẽ dưới đất một vạch, bảo: Chẳng nói dài ngắn đáp ông rồi.

[Huệ Trung Quốc Sư nghe, nói: Sao chẳng hỏi Lão tăng.]

*

Liêm sứ Hồng Châu hỏi: Uống rượu ăn thịt là phải, hay chẳng uống là phải.

Sư bảo: Nếu ăn uống là lộc của Trung thừa[2], nếu chẳng ăn uống là phước của Trung thừa. □


[1] Tuyết Đậu Trùng Hiển tụng:

Ngày thấy Phật đêm thấy Phật
Ngũ đế tam hoàng là vật gì
Hai mươi năm từng cay đắng
Bao lần xuống hang rồng xanh.

Xin mời!
Nào kham nói lại

Nạp tăng mắt sáng chớ khinh suất.

[2] Trung thừa: Chức quan trong nội cung.


mã tổ đạo nhất
江西道一禪師,漢州什邡縣人也。姓馬氏。本邑羅漢寺出家。容貌奇異,牛行虎視,引舌過鼻。足下有二輪文。幼歲依資州唐和尚落髮,受具於渝州圓律師。唐開元中,習禪定於衡嶽山中,遇讓和尚。同參六人,唯師密受心印。
始自建陽佛跡嶺,遷至臨川,次至南康龔公山。
大曆中,隸名於鍾陵開元寺。時連帥路嗣恭聆風景慕,親受宗旨。由是四方學者,雲集座下。
*一日謂眾曰:汝等諸人,各信自心是佛。此心即是佛心。達磨大師從南天竺國來至中華,傳上乘一心之法,令汝等開悟。又引楞伽經文,以印眾生心地。恐汝顛倒,不自信此心之法,各各有之。故楞伽經以佛語心為宗,無門為法門。夫求法者應無所求。心外無別佛,佛外無別心。不取善,不捨惡,淨穢兩邊,俱不依怙。達罪性空,念念不可得,無自性故。故三界唯心。森羅萬象,一法之所印。凡所見色,皆是見心。心不自心。因色故有。汝但隨時言說,即事即理,都無所礙。菩提道果,亦復如是。於心所生,即名為色。知色空故,生即不生。若了此意,乃可隨時。著衣喫飯,長養聖胎,任運過時,更有何事。汝受吾教,聽吾偈曰:『心地隨時說,菩提亦祇寧。事理俱無礙,當生即不生。』
*僧問:和尚為甚麼說即心即佛?
師曰:為止小兒啼。曰:啼止時如何?師曰:非心非佛。曰:除此二種人來,如何指示?師曰:向伊道不是物。曰:忽遇其中人來時如何?師曰:且教伊體會大道。
*問:如何是西來意?師曰:即今是甚麼意?
*僧問。離四句絕百非。請師直指西來意。師曰。我今日勞倦。不能為汝說。問取智藏去。僧問西堂。堂云。何不問和尚。僧云。和尚教來問。堂云。我今日頭痛。不能為汝說。問取海兄去。僧又問百丈。丈云。我到這裏卻不會。
僧卻回舉似師。師曰。藏頭白。海頭黑。
*龐居士問:如水無筋骨,能勝萬斛舟。此理如何?師曰:這裡無水亦無舟,說甚麼筋骨?
*問:不昧本來人,請師高著眼。師直下覷士曰:一等沒絃琴,唯師彈得妙。師直上覷,士禮拜。師歸方丈,居士隨後。曰:適來弄巧成拙。
*一夕,西堂、百丈、南泉隨侍翫月次。師問:正恁麼時如何?堂曰:正好供養。
丈曰:正好修行。泉拂袖便行。師曰:經入藏,禪歸海,唯有普願,獨超物外。
*百丈問:如何是佛法旨趣?師曰:正是汝放身命處。師問百丈:汝以何法示人?丈豎起拂子。師曰:祇這箇,為當別有?丈拋下拂子。
*僧問:如何得合道?師曰:我早不合道。
*問:如何是西來意?師便打曰:我若不打汝,諸方笑我也。
*鄧隱峰辭師,師曰:甚麼處去?
曰:石頭去。師曰:石頭路滑。
曰:竿木隨身,逢場作戲。便去。纔到石頭,即繞禪床一匝,振錫一聲。問:是何宗旨?
石頭曰:蒼天,蒼天!峰無語;卻回舉似師。師曰:汝更去問,待他有答,汝便噓兩聲。峰又去,依前問。石頭乃噓兩聲。又無語,回舉似師。師曰:向汝道『石頭路滑。』
*有講僧來,問曰:未審禪宗傳持何法?師卻問曰:座主傳持何法?主曰:忝講得經論二十餘本。師曰:莫是師子兒否?主曰:不敢。
師作噓噓聲。主曰:此是法。師曰:是甚麼法?主曰:師子出窟法。師乃默然。主曰:此亦是法。師曰:是甚麼法?主曰:師子在窟法。師曰:不出不入,是甚麼法?主無對。﹝百丈代云:見麼。﹞遂辭出門。師召曰:座主!主回首,師曰:是甚麼?主亦無對。師曰:這鈍根阿師。
[CNL] 一日示眾云。道不用修。但莫污染。何為污染。但有生死心。造作趣向。皆是污染。若欲直會其道。平常心是道。何謂平常心。無造作。無是非。無取捨。無斷常。無凡聖。故經云。非凡夫行。非聖賢行。是菩薩行。只如今行住坐臥應機接物。盡是道。道即是法界。乃至河沙妙用。不出法界。若不然者。云何言心地法門。云何言無盡燈。一切法皆是心法。一切名皆是心名。萬法皆從心生。心為萬法之根本。
故經云。識心達本源。故號為沙門。名等義等。一切諸法皆等。純一無雜。若於教門中得。隨時自在。建立法界。盡是法界。若立真如。盡是真如。若立理。一切法盡是理。若立事。一切(應有法字)盡是事。舉一千從。事理無差。盡是妙用。更無別理。皆由心之迴轉。
譬如月影有若干。真月無若干。諸源水有若干。水性無若干。森羅萬象有若干。虛空無若干。說道理有若干。無礙慧無若干。種種成立。皆由一心也。
建立亦得。掃蕩亦得。盡是妙用。妙用盡是自家。非離真而有立處。立處即真。盡是自家體。若不然者。更是何人。一切法皆是佛法。諸法即是解脫。解脫者即是真如。諸法不出於真如。行住坐臥悉是不思議用。不待時節。
經云。在在處處。則為有佛。佛是能仁。有智慧。善機情。能破一切眾生疑網。出離有無等縛。凡聖情盡。人法俱空。轉無等輪。超於數量。所作無礙。事理雙通。如天起雲。忽有還無。不留蹤跡。猶如畫水成文。不生不滅。是大寂滅。在纏名如來藏。出纏號淨法身。體無增減。能大能小。能方能圓。應物現形如水中月。滔滔運用不立根苗。不盡有為。不住無為。有為是無為之用。無為是有為之依。不住於依。故云如空無所依。心生滅義。心真如義。心真如者。喻如明鏡照像。鏡喻於心。像喻於法。若心取法。即涉外因。即是生滅義。不取於法。即是真如義。聲聞耳聞佛性。菩薩眼見佛性。了達無二。名平等性。性無有異。用則不同。在迷為識。在悟為智。順理為悟。順事為迷。迷則迷自本心。悟則悟自本性。一悟永悟。不復更迷。如日出時不合於暗。智慧日出。不與煩惱暗俱。了心境界。妄想即除。妄想既除。即是無生。法性本有。有不假修。禪不屬坐。坐即有著。若見此理。真正合道。隨緣度日。坐起相隨。戒行增薰。積於淨業。但能如是。何慮不通。久立珍重
* 師入室弟子一百三十九人,各為一方宗主,轉化無窮。師於貞元四年正月中,登建昌石門山,於林中經行,見洞壑平坦。謂侍者曰:吾之朽質,當於來月歸茲地矣。言訖而回。 二月一日沐浴,跏趺入滅。 元和中,諡大寂禪師,塔曰大莊嚴。□

Bổ sung NĐHN

*院主問:和尚近日尊候如何?師曰:日面佛。月面佛。
*☸有小師耽源行腳回,於師前畫箇圓相,就上拜了立。師曰:「汝莫欲作佛否?」曰:「某甲不解捏目。」師曰:「吾不如汝。」小師不對。
*有僧於師前作四畫,上一畫長,下三畫短。曰:「不得道一畫長、三畫短,離此四字外,請和尚答。」師乃畫地一畫曰:「不得道長短。答汝了也。」﹝忠國師聞,別云:「何不問老僧?」﹞
*
洪州廉使問曰:「喫酒肉即是,不喫即是?」師曰:「若喫是中丞祿,不喫是中丞福。」 □

Trang 1 của 3123