Thiền Sư Duy Nghiễm

Thiền Sư Duy Nghiễm(751-834)
(Đời thứ 3 sau Lục Tổ)
Dược Sơn, Lễ Châu
Hành Tư [THANH NGUYÊN] → Thạch Ðầu Hy Thiên →
Dược Sơn Duy Nghiễm

Sư họ Hàn, quê ở Giáng Châu (Sơn Tây). Năm mười bảy tuổi, Sư theo thiền sư Huệ Chiếu ở Tây Sơn Triều Dương xuất gia. Đời Đường niên hiệu Đại Lịch thứ tám (774), Sư thọ đại giới nơi luật sư Hy Tháo ở Hoành Nhạc. Sư học thông kinh luận, nghiêm trì giới luật.

Một hôm, Sư tự than: Đại trượng phu phải rời pháp tự tịnh, đâu thể theo việc vụn vặt, làm hạnh áo khăn này.

Sư tìm đến thiền sư Hy Thiên (Thạch Đầu) hỏi: Đối tam thừa mười hai phần giáo, con còn hiểu biết thô sơ, đến như thường nghe phương Nam nói “chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”, thật con mù mịt. Cúi mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy.
Thiền sư Hy Thiên bảo: Thế ấy cũng chẳng được, không thế ấy cũng chẳng được, thế ấy không thế ấy đều chẳng được, ngươi làm sao?
Sư mờ mịt không hiểu. Thiền sư Hy Thiên bảo: Nhân duyên của ngươi không phải ở đây, hãy đến chỗ Mã đại sư.

Sư vâng lệnh đến yết kiến thiền sư Đạo Nhất (Mã Tổ). Sư thưa lại câu đã thưa với thiền sư Hy Thiên.
Mã Tổ bảo: Ta có khi dạy y nhướng mày chớp mắt, có khi không dạy y nhướng mày chớp mắt, có khi nhướng mày chớp mắt là phải, có khi nhướng mày chớp mắt là không phải, ngươi làm sao?
Ngay câu nói này, Sư liền khế ngộ, bèn lễ bái.
Mã Tổ hỏi: Ngươi thấy đạo lý gì lễ bái?
Sư thưa: Con ở chỗ Thạch Đầu như con muỗi đậu trên trâu sắt.
Mã Tổ bảo: Ngươi đã biết như thế, tự khéo gìn giữ.
Sư ở đây hầu hạ ba năm.
*
Một hôm Mã Tổ hỏi: Ngày gần đây chỗ thấy của ngươi thế nào?
Sư thưa: Da mỏng da dày đều rớt sạch, chỉ có một chân thật.
Mã Tổ bảo: Sở đắc của ngươi đã hợp với tâm thể, khắp hết tứ chi. Đã được như thế, nên đem ba cật tre cột da bụng, tùy chỗ ở núi đi.
Sư thưa: Con là người gì dám nói ở núi?
Mã Tổ bảo: Chẳng phải vậy, chưa có thường đi mà chẳng đứng, chưa có thường đứng mà chẳng đi, muốn lợi ích không chỗ lợi ích, muốn làm không chỗ làm, nên tạo thuyền bè, không nên ở đây lâu.
Sư từ giã Mã Tổ trở về Thạch Đầu.
*
Một hôm Sư ngồi trên tảng đá, Thạch Đầu trông thấy hỏi: Ngươi ở đây làm gì?
Sư thưa: Tất cả chẳng làm.
Thạch Đầu bảo: Tại sao ngồi yên?
Sư thưa: Nếu ngồi yên tức làm.
Thạch Đầu bảo: Ngươi nói chẳng làm, chẳng làm cái gì?
Sư thưa: Ngàn Thánh cũng không biết.
Thạch Đầu dùng kệ khen:

Tùng lai cộng trụ bất tri danh
Nhậm vận tương tương chỉ ma hành
Tự cổ thượng hiền du bất thức
Tạo thứ phàm lưu khởi khả minh.

Chung ở từ lâu chẳng biết chi
Lặng lẽ theo nhau chỉ thế đi
Thượng hiền từ trước còn chẳng biết
Phàm phu hấp tấp đâu dễ tri.

Thạch Đầu dạy: Nói năng động dụng chớ giao thiệp.
Sư thưa: Chẳng nói năng động dụng cũng chớ giao thiệp.
Thạch Đầu bảo: Ta trong ấy mũi kim mảnh bụi chẳng lọt vào.
Sư thưa: Con trong ấy như trồng hoa trên đá.
Thạch Đầu ấn khả.
Sau Sư đến ở Dược Sơn Lễ Châu, đồ chúng theo học rất đông.
*
Một hôm, Sư ngồi, Đạo Ngô và Vân Nham đứng hầu. Sư chỉ hai cây, một tươi, một khô đứng trên núi, hỏi Đạo Ngô: Khô là phải hay tươi là phải?
Đạo Ngô thưa: Tươi là phải.
Sư bảo: Sáng tỏ tất cả chỗ, quang minh xán lạn.
Sư lại hỏi Vân Nham: Khô là phải hay tươi là phải?
Vân Nham thưa: Khô là phải.
Sư bảo: Sáng tỏ tất cả chỗ, thôi dạy khô lạt.
Chợt Sa-di Cao đến. Sư hỏi: Khô là phải hay tươi là phải?
Sa-di Cao thưa: Khô là từ nơi khác mà khô, tươi là từ nơi khác mà tươi.
Sư nhìn Đạo Ngô, Vân Nham bảo: Chẳng phải, chẳng phải.
*
Viện chủ thưa: Đánh chuông rồi, thỉnh Hòa thượng thượng đường.
Sư bảo: Ông bưng giùm bát cho tôi.
Viện chủ thưa: Hòa thượng không tay từ bao giờ?
Sư bảo: Ông chỉ là uổng mặc ca-sa.
Viện chủ thưa: Con chỉ là thế, Hòa thượng thì sao?
Sư bảo: Ta không quyến thuộc này.
*
Thấy thầy Tri viên trồng rau, Sư bảo: Trồng thì không ngăn ngươi trồng, chớ cho nó mọc rễ.
Thầy Tri viên thưa: Không cho mọc rễ thì đại chúng lấy gì ăn?
Sư bảo: Ngươi có miệng sao?
Thầy Tri viên không đáp được.
*
Có vị Tăng hỏi: Tổ sư chưa đến nước này (Trung Hoa), nước này có ý Tổ sư chăng?
Sư đáp: Có.
Tăng thưa: Đã có ý Tổ sư, lại đến làm gì?
Sư bảo: Bởi có, cho nên đến.
*
Sư xem kinh, có vị tăng thấy, hỏi: Hòa thượng bình thường không cho chúng con xem kinh, vì sao Hòa thượng lại xem?
Sư đáp: Ta xem chỉ để che mắt.
Tăng thưa: Chúng con học theo Hòa thượng được chăng.
Sư bảo: Nếu các ngươi xem thì da trâu cũng lủng.
[Trường Khánh nói: Mắt có lỗi gì.
Huyền Giác nói: Hãy nói Trường Khánh hiểu ý ược Sơn hay chẳng hiểu ý Được Sơn].
*
Thích sử Lý Cao ở Lãng Châu, nghe danh Sư, nhiều phen sai người đến thỉnh mà Sư không đi. Ông đích thân lên núi yết kiến Sư. Sư cầm quyển kinh xem không nhìn lại.
Thị giả bạch: Thái thú đến đây!
Lý Cao nóng nảy nói: Thấy mặt không bằng nghe danh.
Sư gọi: Thái thú!
Lý Cao: Dạ!
Sư bảo: Sao lại quý lỗ tai mà khinh con mắt?
Lý Cao chấp tay xin lỗi, rồi hỏi: Thế nào là đạo?
Sư lấy tay chỉ trên, chỉ dưới, hỏi: Hội chăng?
Lý Cao thưa: Chẳng hội.
Sư bảo: Mây ở trời xanh, nước trong bình.
Lý Cao vui mừng thỏa thích làm lễ, trình một bài kệ:

Luyện đắc thân hình tợ nhạn hình
Thiên châu tùng hạ lưỡng hàm kinh
Ngã lai vấn đạo vô dư thuyết
Vân tại thanh thiên thủy tại bình.

Luyện được thân hình giống nhạn hình
Dưới tùng ngàn gốc hai hòm kinh
Ta tìm hỏi đạo không lời khác
Mây ở trời xanh, nước trong bình.

Lý Cao lại hỏi: Thế nào là giới định tuệ?
Sư bảo: Bần đạo trong ấy không có đồ vô dụng này.
Lý Cao không lường nổi huyền chỉ.
Sư lại bảo: Thái thú muốn gìn giữ được việc này, cần phải tiến lên ngọn núi cao chót vót mà ngồi, xuống tận đáy biển sâu mà đi, việc trong khuê các nếu bỏ chẳng được bèn là lủng chảy.
*
Sư thượng đường dạy chúng: Tổ sư chỉ dạy bảo hộ, nếu tham sân khởi lên cần phải phòng ngự, chớ cho khởi dậy. Các ngươi muốn biết cây khô ở Thạch Đầu cần phải gánh vác, trọn không có cành lá. Tuy nhiên như thế, lại phải tự xem, không được bặt ngôn ngữ. Nay ta vì các ngươi nói ngôn ngữ ấy để hiển bày không ngôn ngữ, cái này xưa nay không tướng mạo tai mắt.
*
Một hôm Sư lên núi đi kinh hành, chợt mây tan thấy trăng sáng, Sư cười to một tiếng, vang xa gần chín mươi dặm. Dân chúng ở xa nghe tiếng, hôm sau tìm đến hỏi tăng chúng.
Tăng chúng bảo: Đó là tiếng của Hòa thượng đêm qua ở trên núi cười.
Lý Cao nghe việc này lại làm bài thơ tặng:

Tuyển đắc u cư hiệp dã tình
Chung niên vô tống diệc vô nghinh
Hữu thời trực thướng cô phong đảnh
Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh!

Chọn nơi xa vắng hợp lòng quê
Năm tròn mặc khách đến hay về
Có khi tiến thẳng lên đảnh núi
Mây tan trăng hiện tiếng cười hề!

*
Đời Đường niên hiệu Thái Hòa, năm thứ tám (834) tháng hai, sắp thị tịch, Sư kêu to: Pháp đường ngã! Pháp đường ngã!
Đại chúng đều mang cột đến chống.
Sư đưa tay bảo: Các ngươi không hiểu ý ta.
Sư bèn từ giã chúng thị tịch, thọ tám mươi bốn tuổi, sáu mươi tuổi hạ. Vua sắc phong là Hoàng Đạo Đại sư, tháp hiệu là Hóa Thành. □
[TSTH 1 – HT]

DƯỢC SƠN DUY NGHIỄM bổ sung [NĐHN Q.5]
Sư cùng Đạo Ngô nói về Hòa thượng Mính Khê đời trước làm Tiết sát.
Đạo Ngô hỏi: Hòa thượng kiếp trước từng làm gì?
Sư bảo: Ta ốm yếu gầy gò, thế ấy qua ngày.
Đạo Ngô thưa: Nhờ đâu mà như vậy.
Sư bảo: Ta chưa từng giở quyển sách khác.

[Thạch Sương nói khác: Sách vở chưa từng giở.]

*
Sư bảo Vân Nham: Gọi Sa-di đến cho ta.
Vân Nham thưa: Gọi đến làm gì.
Sư bảo: Ta có một cái chõ gãy, cần ông ta bưng lên nhấc xuống.
Vân Nham nói: Thế ấy đưa một cánh tay cho Hòa thượng.
Sư bèn thôi.
*
Hỏi: Làm sao khỏi bị các cảnh mê hoặc?
Sư bảo: Nghe nó có gì ngăn ngại ông.
Thưa: Chẳng hội.
Sư bảo: Cảnh nào mê hoặc ông.
*
Hỏi: Thế nào là vật tột quý trong đạo?
Sư bảo: Chớ siểm khúc.
Thưa: Chẳng siểm khúc thì sao?
Sư bảo: Thành nghiêng nước đổ cũng chẳng thay đổi.
*
Có vị tăng đến nương lần nữa, Sư hỏi: Ai?
Thưa: Thường Thản.
Sư quát bảo: Trước cũng là thường thản, sau cũng là thường thản.
*
Sư lâu không thượng đường, Viện chủ thưa: Đại chúng lâu nay mong nghe lời dạy của Hòa thượng.
Sư bảo: Đánh chuông đi.
Chúng vừa vân tập, Sư liền hạ tòa, trở về phương trượng.
Viện chủ theo sau hỏi: Hòa thượng đã hứa vì đại chúng nói pháp, vì sao chẳng tiến hành.
Sư bảo: Kinh có Kinh sư, luận có Luận sư, sao trách lão tăng.
*
Sư hỏi Vân Nham: Làm gì?
Vân Nham thưa: Gánh phân.
Sư bảo: Cái đó à!
Vân Nham thưa: Ở đây.
Sư bảo: Ông tới lui vì ai.
Thưa: Thay y qua lại.
Sư bảo: Sao chẳng bảo cùng đi.
Thưa: Hòa thượng chớ phỉ báng y.
Sư bảo: Nói như vậy không đúng.
Thưa: Nói thế nào.
Sư bảo: Lại từng gánh chăng!
*
Sư đang ngồi, tăng hỏi: Lặng lẽ như thế nghĩ cái gì?
Sư bảo: Nghĩ cái chẳng thể nghĩ.
Thưa: Cái chẳng thể nghĩ làm sao mà nghĩ.
Sư bảo: Phi tư lương.
*
Hỏi: Học nhân nghĩ định về quê thì thế nào?
Sư bảo: Cha mẹ của ông toàn thân cháy đỏ ở trong rừng gai góc, ông định về chỗ nào?
Thưa: Thế ấy thì không về vậy.
Sư bảo: Ông cần về đấy, ông nếu về quê, ta dạy ông phương cách không dùng lương thực.
Thưa: Xin thỉnh.
Sư bảo: Hai thời thượng đường, chẳng được nhai bể một hạt gạo.
*
Hỏi: Thế nào là Niết-bàn?
Sư bảo: Lúc ông chưa mở miệng gọi là gì.
*
Hỏi tăng: Từ đâu đến?
Thưa: Từ Hồ Nam đến.
Sư bảo: Nước hồ Động Đình đầy chưa?
Thưa: Chưa.
Sư bảo: Mưa lâu nay vì sao chưa đầy.
Tăng không đáp được.

[Đạo Ngô nói: Đầy rồi.]
[Vân Nham nói: Nước trong vắt.]
[Động Sơn nói: Trong kiếp nào từng đầy vơi?]
[Vân Môn nói: Chỉ tại nơi đây.]

*
Sư hỏi tăng: Từ đâu đến?
Thưa: Giang Tây đến.
Sư lấy gậy gõ giường thiền ba cái.
Tăng thưa: Con biết đại khái chỗ đi.
Sư ném gậy, tăng không đáp được. Sư gọi thị giả đem trà mời vị tăng, đi qua châu huyện quá mệt.
*
Sư hỏi Bàng cư sĩ: Trong Nhất thừa lại có việc này chăng?
Sĩ nói: Mỗ giáp mỗi ngày chỉ cầu một ít chẳng biết có được không.
Sư bảo: Nói cư sĩ chẳng gặp Thạch Đầu được chăng.
Sĩ nói: Đưa một buông một, chưa phải là tay giỏi.
Sư bảo: Lão tăng trụ trì nhiều việc.
Bàng cư sĩ chào đi ra.
Sư bảo: Niêm một buông một, chính là tay giỏi.
Sĩ nói: Hay nhỉ, nhất thừa vấn tông ngày nay mất hết.
Sư bảo: Đúng! Đúng!
*
Sư cùng Vân Nham dạo núi, dao đeo ngang lưng phát ra tiếng. Vân Nham hỏi: Vật gì phát ra tiếng?
Sư rút dao ngay miệng làm thế chặt.

[Động Sơn nêu việc này dạy chúng: Xem Dược Sơn kia tự tại, vì việc này, người thời nay muốn rõ việc hướng thượng, cần thể hội ý này mới được.]

*
Tôn Bố Nạp tắm Phật. Sư bảo: Ông tắm cái này, lại tắm được cái kia chăng?
Tôn đáp: Đem cái kia lại.
Sư bèn thôi.

[Trường Khánh nói: Pháp tà khó đỡ.]
[Huyền Giác nói: Hãy nói Trường Khánh nói thế ấy là nơi chủ hay nơi khách. Trong chúng gọi tên tắm Phật, cũng là kiêm đới ngữ, hãy nói rất tốt đẹp hay chẳng tốt đẹp.]

*
Hỏi: Học nhân có nghi, thỉnh Sư tháo gỡ.
Sư bảo: Đợi khi thượng đường, quyết nghi cho ông.
Đến chiều, thượng đường đại chúng vân tập. Sư bảo: Hôm nay xin quyết nghi, Thượng tọa tại chỗ nào.
Vị tăng bước ra khỏi chúng đứng. Sư bước xuống giường thiền, nắm lấy nói: Đại chúng! Ông tăng này có nghi.
Liền xô tăng ra, rồi trở về phương trượng.
[Huyền Giác nói: Hãy nói quyết nghi cho ông ta chăng? Nếu quyết nghi, chỗ nào là quyết nghi. Nếu chẳng quyết nghi cho ông ta, lại nói chờ thượng đường sẽ quyết nghi cho ông.]
*
Sư hỏi Phạn đầu: Ông ở đây bao lâu vậy?
Thưa: Ba năm.
Sư bảo: Ta chẳng biết ông.
Phạn đầu mờ mịt, uất ức bỏ đi.
*
Hỏi: Chỗ thân mạng nguy cấp thì sao?
Sư bảo: Đừng trồng giống tạp.
Thưa: Lấy gì cúng dường.
Sư bảo: Vô vật.
*
Sư bảo Chủ cúng dường đi hóa duyên.
Cam hành giả hỏi: Từ đâu đến?
Tăng nói: Từ Dược Sơn đến.
Cam nói: Đến làm gì.
Tăng nói: Giáo hóa.
Cam nói: Đem thuốc gì đến.
Tăng nói: Hành giả có bệnh gì.
Cam liền đưa hai đỉnh bạc. Ý là trong núi có người, vật này lại trở về, không người thì thôi.
Chủ liền trở về nộp.
Sư hỏi: Ông về mau vậy?
Chủ thưa: Hỏi Phật pháp tương đương hai đỉnh bạc.
Sư bảo kể lại. Chủ kể xong, Sư bảo: Gấp trả lại cho ông ta, ông gặp giặc rồi.
Chủ liền đi trả lại. Cam nói: Quả nhiên có người.
Bèn lấy thêm bạc đưa cho.
[Đồng An Hiển nói: Sớm biết hành giả hỏi thế ấy, trọn chẳng nói từ Dược Sơn đến.]
*
Hỏi tăng: Nghe nói ông biết đoán số đúng chăng?
Thưa: Chẳng dám.
Sư bảo: Ông thử đoán lão tăng xem.
Tăng không đáp được.
[Vân Nham kể lại, hỏi Động Sơn: Ông làm sao?
Động Sơn nói: Xin Hòa thượng cho biết tháng sinh.]
*
Sư vẽ chữ Phật, hỏi Đạo Ngô: Là chữ gì?
Đạo Ngô thưa: Chữ Phật.
Sư bảo: Ông thầy lắm mồm.
*
Hỏi: Chuyện chính mình chưa rõ, xin Sư chỉ dạy.
Sư im lặng giây lâu, nói: Ta nay vì ông nói một câu cũng không khó, nếu ông ngay lời mà thấy được cũng tạm. Nếu rơi vào suy lường, lại thành lỗi của ta. Chẳng bằng ngậm miệng, khỏi làm lụy nhau.
*
Đại chúng Dạ tham (tham vấn buổi tối), chẳng đốt đèn. Sư thùy ngữ: Ta có một câu, chờ con trâu đực sanh nghé, sẽ nói cho ông.
Có một vị tăng bước ra thưa: Trâu đực sanh con rồi, chỉ là Hòa thượng chưa nói.
Sư bảo: Thị giả đem đèn lại đây.
Vị tăng bèn rút lui vào chúng.

[Vân Nham kể lại với Động Sơn. Sơn nói: Tăng kia đã hội, chỉ là chẳng chịu lễ bái.]

*
Hỏi tăng: Từ đâu tới?
Thưa: Từ Nam Tuyền đến.
Sư bảo: Ở đó bao lâu.
Thưa: Trải qua đông hạ.
Sư bảo: Thế ấy ắt thành một con trâu nước rồi.
Thưa: Tuy tại nơi đó, chưa từng lên nhà ăn ông ấy.
Sư bảo: Miệng nhấm nháp gió đông nam à.
Thưa: Hòa thượng chớ lầm, tự có người cầm muỗng nắm đũa.
*
Hỏi: Ruộng bằng cỏ ngắn, nai hươu cùng đàn, làm sao bắn được chúa trong bầy.
Sư bảo: Xem tên!
Tăng phóng thân nhào lộn. Sư bảo: Thị giả, lôi gã chết này ra.
Tăng liền đi.
Sư bảo: Gã mông muội vô tri có gì ngăn trở.
*
Thứ sử Lý Cao hỏi: Sư họ gì?
Sư bảo: Chính đúng thời.
Lý không hiểu, lại hỏi Viện chủ: Tôi vừa rồi hỏi họ của Hòa thượng, Hòa thượng nói: Chính đúng thời. Chưa biết là họ gì.
Viện chủ đáp: Thế ấy là họ Hàn.
Sư nghe được nói: Chẳng biết tốt xấu thế ấy! Nếu nhằm mùa hè, nói là họ Nhiệt. □



dược sơn duy nghiễm
藥山惟儼禪師☸澧州藥山惟儼禪師,絳州韓氏子。年十七,依潮陽西山慧照禪師出家,納戒于衡嶽希操律師。博通經論,嚴持戒律。一日,自歎曰:「大丈夫當離法自淨,誰能屑屑事細行於布巾邪?」
首造石頭之室,便問:「三乘十二分教某甲粗知,嘗聞南方直指人心,見性成佛。實未明了,伏望和尚慈悲指示。」頭曰:「恁麼也不得,不恁麼也不得,恁麼不恁麼總不得。子作麼生?」師罔措。頭曰:「子因緣不在此,且往馬大師處去。」師稟命恭禮馬祖,仍伸前問。祖曰:「我有時教伊揚眉瞬目,有時不教伊揚眉瞬目,有時揚眉瞬目者是,有時揚眉瞬目者不是。子作麼生?」師於言下契悟,便禮拜。祖曰:「你見甚麼道理便禮拜?」師曰:「某甲在石頭處,如蚊子上鐵牛。」祖曰:「汝既如是,善自護持。」侍奉三年。
*一日,祖問:「子近日見處作麼生?」師曰:「皮膚脫落盡,唯有一真實。」祖曰:「子之所得,可謂協於心體,布於四肢。既然如是,將三條篾束取肚皮,隨處住山去。」師曰:「某甲又是何人,敢言住山?」祖曰:「不然!未有常行而不住,未有常住而不行。欲益無所益,欲為無所為。宜作舟航,無久住此。」師乃辭祖返石頭。
*一日在石上坐次,石頭問曰:「汝在這裡作麼?」曰:「一物不為。」頭曰:「恁麼即閑坐也。」曰:「若閑坐即為也。」頭曰:「汝道不為,不為箇甚麼?」曰:「千聖亦不識。」頭以偈讚曰:
「從來共住不知名,任運相將祇麼行。自古上賢猶不識,造次凡流豈可明?」
後石頭垂語曰:「言語動用沒交涉。」師曰:「非言語動用亦沒交涉。」頭曰:「我這裡針劄不入。」師曰:「我這裡如石上栽華。」頭然之。
後居澧州藥山,海眾雲會。
**道吾、雲巖侍立次,師指按山上枯榮二樹,問道吾曰:「枯者是,榮者是?」吾曰:「榮者是。」師曰:「灼然一切處,光明燦爛去。」又問雲巖:「枯者是,榮者是?」巖曰:「枯者是。」師曰:「灼然一切處,放教枯淡去。」高沙彌忽至,師曰:「枯者是,榮者是?」彌曰:「枯者從他枯,榮者從他榮。」師顧道吾、雲巖曰:「不是,不是。」
*院主報:「打鐘也,請和尚上堂。」師曰:「汝與我擎缽盂去。」曰:「和尚無手,來多少時。」師曰:「汝祇是枉披袈裟。」曰:「某甲祇恁麼,和尚如何?」師曰:「我無這箇眷屬。」
*園頭栽菜次,師曰:「栽即不障,汝栽莫教根生。」曰:「既不教根生,大眾喫甚麼?」師曰:「汝還有口麼?」頭無對。
*問:「達磨未來時,此土還有祖師意否?」師曰:「有。」曰:「既有,祖師又來作甚麼?」師曰:「祇為有,所以來。」
*看經次,僧問:「和尚尋常不許人看經,為甚麼卻自看?」師曰:「我祇圖遮眼。」曰:「某甲學和尚還得也無?」師曰:「汝若看,牛皮也須穿。」﹝長慶云:「眼有何過?」玄覺云:「且道長慶會藥山意不會藥山意。」﹞
*上堂:「祖師祇教保護,若貪嗔癡起來,切須防禁,莫教振觸。是你欲知枯木,石頭卻須擔荷,實無枝葉可得。雖然如此,更宜自看,不得絕言語。我今為你說,這箇語顯無語底,他那箇本來無耳目等貌。」
*師一夜登山經行,忽雲開見月,大嘯一聲,應澧陽東九十里許,居民盡謂東家,明晨迭相推問,直至藥山。徒眾曰:「昨夜和尚山頂大嘯。」李贈詩曰:
選得幽居愜野情,終年無送亦無迎。有時直上孤峰頂,月下披雲嘯一聲。」
*太和八年十一月六日臨順世,叫曰:「法堂倒!法堂倒!」眾皆持拄撐之。師舉手曰:「子不會我意。」乃告寂。塔于院東隅。唐文宗諡弘道大師,塔曰化城。□

Bổ sung Dược Sơn
*師與道吾說苕谿上世為節察來。吾曰:「和尚上世曾為甚麼?」師曰:「我痿痿羸羸,且恁麼過時。」吾曰:「憑何如此?」師曰:「我不曾展他書卷。」﹝石霜別云:「書卷不曾展。」﹞
*謂雲巖曰:「與我喚沙彌來。」巖曰:「喚他來作甚麼?」師曰:「我有箇折腳鐺子,要他提上挈下。」巖曰:「恁麼則與和尚出一隻手去也。」師便休。
*問:「如何得不被諸境惑?」師曰:「聽他何礙汝?」曰:「不會。」師曰:「何境惑汝?」
*問:「如何是道中至寶?」師曰:「莫諂曲。」曰:「不諂曲時如何?」師曰:「傾國不換。」
*有僧再來依附,師問:「阿誰?」曰:「常坦。」師呵曰:「前也是常坦,後也是常坦。」
*師久不陞堂,院主白曰:「大眾久思和尚示誨。」師曰:「打鐘著!」眾纔集,師便下座,歸方丈。院主隨後問曰:「和尚既許為大眾說話,為甚麼一言不措?」師曰:「經有經師,論有論師,爭怪得老僧?」
*師問雲巖:「作甚麼?」巖曰:「擔屎。」師曰:「那箇聻!」巖曰:「在。」師曰:「汝來去為誰?」曰:「替他東西。」師曰:「何不教並行?」曰:「和尚莫謗他。」師曰:「不合恁麼道?」曰:「如何道?」師曰:「還曾擔麼!」
*師坐次,僧問:「兀兀地思量甚麼?」師曰:「思量箇不思量底。」曰:「不思量底如何思量?」師曰:「非思量。」
*問:「學人擬歸鄉時如何?」師曰:「汝父母遍身紅爛,臥在荊棘林中,汝歸何所?」曰:「恁麼則不歸去也。」師曰:「汝卻須歸去。汝若歸鄉,我示汝箇休糧方子。」曰:「便請。」師曰:「二時上堂,不得咬破一粒米。」
*問:「如何是涅槃?」師曰:「汝未開口時喚作甚麼?」
*問僧:「甚處來?」曰:「湖南來。」師曰:「洞庭湖水滿也未?」曰:「未。」師曰:「許多時雨水,為甚麼未滿?」僧無語。﹝道吾云:「滿也。」雲巖云:「湛湛地。」洞山云:「甚麼劫中曾增減來?」雲門云:「祇在這裡。」﹞
*師問僧:「甚處來?」曰:「江西來。」師以拄杖敲禪床三下。僧曰:「某甲粗知去處。」師拋下拄杖,僧無語。師召侍者,點茶與這僧,踏州縣困。
*師問龐居士:「一乘中還著得這箇事麼?」士曰:「某甲祇管日求升合,不知還著得麼?」師曰:「道居士不見石頭,得麼?」士曰:「拈一放一,未為好手。」師曰:「老僧住持事繁。」士珍重便出。師曰:「拈一放一,的是好手。」士曰:「好箇一乘問宗,今日失卻也。」師曰:「是!是!」
*師與雲巖遊山,腰間刀響。巖問:「甚麼物作聲?」師抽刀驀口作斫勢。﹝洞山舉示眾云:「看他藥山橫身,為這箇事,今時人欲明向上事,須體此意始得。」﹞#☸
*遵布衲浴佛。師曰:「這箇從汝浴,還浴得那箇麼?」遵曰:「把將那箇來。」師乃休。﹝長慶云:「邪法難扶。」玄覺云:「且道長慶恁麼道,在賓在主?眾中喚作浴佛語,亦曰兼帶語,且道盡善不盡善?」﹞
*問:「學人有疑,請師決。」師曰:「待上堂時來,與闍黎決疑。」至晚,上堂眾集。師曰:「今日請決疑。上座在甚麼處?」其僧出眾而立。師下禪床,把住曰:「大眾!這僧有疑。」便與一推,卻歸方丈。﹝玄覺曰:「且道與伊決疑否?若決疑,甚麼處是決疑;若不與決疑,又道待上堂時與汝決疑。」﹞
*師問飯頭:「汝在此多少時也?」曰:「三年。」師曰:「我總不識汝。」飯頭罔測,發憤而去。
*問:「身命急處如何?」師曰:「莫種雜種。」曰:「將何供養?」師曰:「無物者。」
*師令供養主抄化。甘行者問:「甚處來?」曰:「藥山來。」甘曰:「來作麼?」曰:「教化。」甘曰:「將得藥來麼?」曰:「行者有甚麼病?」甘便捨銀兩鋌。意山中有人,此物卻回,無人即休。主便歸納疏。*師問曰:「子歸何速?」主曰:「問佛法相當得銀兩鋌。」師令舉其語。主舉已,師曰:「速送還他。子著賊了也。」主便送還。甘曰:「由來有人。」遂添銀施之﹝同安顯云:「早知行者恁麼問,終不道藥山來。」﹞
*問僧:「見說汝解筭,是否?」曰:「不敢。」師曰:「汝試筭,老僧看。」僧無對。﹝雲巖舉問洞山:「汝作麼生?」山曰:「請和尚生月。」﹞
*師書「佛」字,問道吾:「是甚麼字?」吾曰:「佛字。」師曰:「多口阿師!」
*問:「已事未明,乞和尚指示。」師良久曰:「吾今為汝道一句亦不難,祇宜汝於言下便見去,猶較些子。若更入思量,卻成吾罪過。不如且各合口,免相累及。」
*大眾夜參,不點燈。師垂語曰:「我有一句子,待特牛生兒,即向你道。」有僧曰:「特牛生兒,也秪是和尚不道。」師曰:「侍者把燈來!」其僧抽身入眾。﹝雲巖舉似洞山,山曰:「這僧卻會,祇是不肯禮拜。」﹞
*問僧:「甚處來?」曰:「南泉來。」師曰:「在彼多少時?」曰:「粗經冬夏。」師曰:「恁麼,則成一頭水牯牛去也!」曰:「雖在彼中,且不曾上他食堂。」師曰:「口欱東南風那。」曰:「和尚莫錯,自有拈匙把箸人在。」
*問:「平田淺草,麈鹿成群,如何射得麈中主?」師曰:「看箭!」僧放身便倒。師曰:「侍者,拖出這死漢。」僧便走。師曰:「弄泥團漢有甚麼限?」
*朗州刺史李翱問:「師何姓?」師曰:「正是時。」李不委,卻問院主:「某甲適來問和尚姓,和尚曰:正是時。未審姓甚麼?」主曰:「恁麼則姓韓也。」師聞乃曰:「得恁麼不識好惡!若是夏時對他,便是姓熱。」□
[NĐHN Q.5]

Trang 6 của 114« Đầu...456789...203040...Cuối »