Thiền Sư Trí Thông

Thiền Sư Trí Thông
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Thọ Châu
Lục Tổ Đại Giám → Thọ Châu Trí Thông

Sư người An Phong (Thọ Châu). Ban đầu xem kinh Lăng Già hơn một ngàn lần nhưng không hiểu được Tam thân Tứ trí liền đến lễ bái Lục Tổ cầu Tổ giải thích nghĩa ấy.

Tổ bảo: Ba thân là Thanh tịnh Pháp thân, đó là tánh của ông, Viên mãn Báo thân là trí của ông, Thiên bá ức Hóa thân là hạnh của ông vậy. Nếu lìa Bản tánh riêng nói ba thân tức gọi có thân mà không trí, nếu ngộ được ba thân không có Tự tánh tức là rõ bốn trí Bồ-đề.
Hãy lắng nghe tôi nói kệ:

Tự tánh cụ tam thân
Phát minh thành tứ trí
Bất ly kiến văn duyên
Siêu nhiên đăng Phật địa.
Ngô kim vị nhữ thuyết
Đế tín vĩnh vô mê
Mạc học trì cầu giả
Chung nhật thuyết Bồ-đề.

Tự tánh đủ ba thân
Phát minh thành tứ trí
Chẳng lìa duyên thấy nghe
Siêu nhiên lên quả Phật.
Nay tôi vì ông nói
Tin chắc hằng không mê
Chớ học người tìm cầu
Trọn ngày nói bồ-đề.

Trí Thông lại thưa: Về nghĩa Tứ trí có thể nghe được chăng?

Tổ bảo: Đã hiểu ba thân liền rõ Tứ trí, sao lại hỏi ư? Nếu lìa ba thân riêng nói Tứ trí, đây gọi là có trí mà không thân, tức đây có trí lại thành vô trí.

Lục Tổ lại nói kệ về Tứ trí:

Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh
Bình đẳng tánh trí tâm vô bệnh
Diệu quan sát trí kiến phi công
Thành sở tác trí đồng viên cảnh.
Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển
Đãn dụng danh ngôn vô thật tánh
Nhược ư chuyển xứ bất lưu tình
Phồn hưng vĩnh xử na-già định.

Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh
Bình đẳng tánh trí tâm không bệnh
Diệu quan sát trí thấy không công
Thành sở tác trí đồng Viên Cảnh.
Ngũ bát lục thất nhân quả chuyển
Chỉ dùng danh ngôn không thật tánh
Nếu ngay chỗ chuyển không dấy niệm
Ngay nơi ồn náo hằng đại định.

Trí Thông nghe lời giải thích của Lục Tổ đốn ngộ, trình kệ:

Ba thân nguyên thể ta
Tứ trí vốn tâm sáng
Thân trí dung không ngại
Ứng vật mặc tùy hình.
Khởi tu đều vọng động
Giữ trụ trái chân tính
Diệu chỉ nhờ Thầy rõ
Trọn quên tên nhiễm ô.

[PBĐK – HT]


thọ châu trí thông
壽州智通禪師者,安豐人也。初看楞伽經約千餘遍,而不會三身四智。禮拜六祖,求解其義。祖曰:「三身者,清淨法身,汝之性也。圓滿報身,汝之智也。千百億化身,汝之行也。若離本性,別說三身,即名有身無智。若悟三身無有自性,即名四智菩提。聽吾偈曰:
自性具三身,
發明成四智。
不離見聞緣,
超然登佛地。
吾今為汝說,
諦信永無迷。
莫學馳求者,
終日說菩提。』
師曰:「四智之義,可得聞乎?」祖曰:「既會三身,便明四智,何更問邪?若離三身,別譚四智,此名有智無身也。即此有智,還成無智。」
復說偈曰:
大圓鏡智性清淨,平等性智心無病。妙觀察智見非功,成所作智同圓鏡。五八六七果因轉,但用名言無實性。若於轉處不留情,繁興永處那伽定。」
﹝轉識為智者,教中云:轉前五識為成所作智,轉第六識為妙觀察智,轉第七識為平等性智,轉第八識為大圓鏡智。雖六七因中轉,五八果上轉,但轉其名而不轉其體也。﹞
師禮謝,以偈贊曰:
三身元我體,
四智本心明。
身智融無礙,
應物任隨形。
起修皆妄動,
守住匪真精。
妙旨因師曉,
終亡汙染名。」 □

Trang 40 của 114« Đầu...102030...383940414243...506070...Cuối »