5- Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn

Ngũ Tổ Đại Sư Hoằng Nhẫn (602-675)

Hoàng Mai, Kỳ Châu

Sơ Tổ Đạt-ma → Nhị Tổ Huệ Khả Đại Tổ → Tam Tổ Tăng Xán Giám Trí →
Tứ Tổ Đạo Tín Đại Y → Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Mãn

Sư người huyện Hoàng Mai, Kỳ Châu. Trước là đạo giả Tài Tùng ở núi Phá Đầu, thường thưa hỏi Tứ Tổ rằng: Đạo pháp có thể được nghe chăng.

Tổ bảo: Ông đã già, nếu có nghe, có thể truyền bá rộng rãi được ư, nếu tái sinh, ta còn có thể chờ ông.

Tài Tùng bèn đi đến bờ sông, thấy một cô gái giặt áo, đến vái chào và hỏi: Cho ở nhờ được chăng.

Cô gái bảo: Tôi còn cha mẹ, có thể đến xin họ.

Tài Tùng bảo: Nếu cô chấp nhận, tôi đi ngay.

Cô gái bằng lòng. Ông liền chống gậy quay về và tịch.

Cô gái là con út nhà họ Chu, về nhà chẳng bao lâu thì mang thai. Cha mẹ quá giận đuổi đi. Cô gái không nơi nương tựa, ban ngày dệt vải thuê trong xóm làng, tối về ngủ nhờ dưới thềm quán bên đường[1].

Sau đó sanh một đứa con trai, vì sự việc chẳng đẹp, nên quăng xuống sông. Hôm sau trông thấy đứa bé trôi ngược dòng nước, trông rất tươi tắn khoẻ mạnh, cô hết sức kinh ngạc nên lại bế lấy.

Lớn lên đứa bé theo mẹ đi xin ăn, mọi người trong xóm gọi là thằng bé không họ.

Gặp một trí giả, ông khen rằng: Đứa bé này chỉ kém Như Lai bảy tướng thôi.

Sau đó gặp Đại sư Đạo Tín và đắc pháp[2], kế thừa truyền bá tại núi Phá Đầu.

(Đường Cao Tông) niên hiệu Hàm Hanh (670-673), có một cư sĩ họ Lư, tên là Huệ Năng, từ Tân Châu đến yết kiến.

Tổ hỏi: Ông ở đâu đến.

Lư thưa: Lãnh Nam.

Tổ hỏi: Muốn cầu việc gì.

Lư thưa: Chỉ cầu làm Phật.

Tổ bảo: Người Lãnh Nam không có Phật tánh, sao có thể làm Phật.

Lư thưa: Người có nam bắc, Phật tánh há như thế.

Tổ bảo theo chúng làm công tác.

Lư thưa: Đệ tử tự tâm thường sanh trí huệ, chẳng lìa tự tánh, tức là phước điền. Chưa biết Hòa thượng dạy làm việc gì.

Tổ bảo: Tên miền Lãnh Nam này, căn tánh lanh lợi, xuống nhà sau đi.

Lư đảnh lễ mà lui ra, đến nơi giã gạo, cần khổ giữ chày giã gạo, ngày đêm chẳng nghỉ.

Trải qua tám tháng, Tổ biết lúc giao phó đã đến, bảo với chúng rằng: Chánh pháp khó biết, chẳng ghi nhớ suông lời nói. Duy trì là bổn phận của mỗi người, các ông tùy ý mỗi người thuật một bài kệ, nếu ý hợp được, sẽ giao y pháp cho.

Lúc đó trong hội có hơn 700 người. Thượng tọa Thần Tú, học thông nội điển và ngoại điển, là chỗ kính trọng của đại chúng, mọi người đều tuyên bố: Nếu chẳng phải suy tôn Thần Tú, ai dám nhận.

Thần Tú nghe được chúng đề cử mình, chẳng thể đắn đo, bèn nơi vách hành lang, viết một bài kệ:

Thân thị bồ đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời cần phất thức
Mạc sử nhạ trần ai.

Thân là cây Bồ-đề
Tâm như đài gương sáng
Thường thường cần lau chùi
Chớ để dính bụi trần.

Tổ nhân đi kinh hành, chợt thấy bài kệ này, biết là Thần Tú viết, bèn khen rằng: Người đời sau, nương bài kệ này tu hành cũng được quả tốt đẹp.

Nơi vách vốn đã nhờ ẩn sĩ Lư Trân[3] vẽ Lăng Già biến tướng[4], đến khi thấy bài kệ nơi vách, bèn ngưng lại không vẽ nữa. Đều khiến cho tụng niệm.

Lư tại phòng giã gạo, chợt nghe tụng kệ, bèn hỏi người cùng học, là bài gì.

Đồng học đáp: Ông chẳng biết, Hòa thượng tìm người nối pháp, bảo mọi người thuật tâm kệ. Đây là bài kệ của thượng tọa Tú, Hòa thượng rất khen thưởng, ắt là giao phó pháp và truyền y đấy.

Lư nói: Bài kệ thế nào?

Đồng học vì Lư mà tụng.

Lư im lặng giây lâu nói: Hay thì có hay, rõ thì chưa rõ.

Đồng học mắng rằng: Bọn làm công biết gì, chớ nói lời cuồng.

Lư bảo: Ông chẳng tin ư, xin dùng một bài kệ họa lại.

Đồng học chẳng đáp, nhìn nhau mà cười.

Lư đến tối thầm bảo một đồng tử dẫn đến dưới hành lang. Lư tự cầm đèn, xin Biệt giá[5] Trương Nhật Dụng, viết một bài kệ bên cạnh bài kệ của Thần Tú.

Kệ rằng:

Bồ đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.

Bồ-đề vốn không cây
Gương sáng cũng chẳng đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi trần.

Tổ thấy bài kệ này, bảo: Bài này ai làm, cũng chưa thấy tánh.

Chúng nghe lời Tổ, nên không chú ý. Đến tối Tổ thầm đến nhà giã gạo.

Hỏi rằng: Gạo trắng chưa.

Lư thưa: Trắng rồi, chưa có sàng.

Tổ lấy trượng gõ ba cái vào cối.

Đến trống canh ba Lư vào thất, Tổ bảo rằng: Chư Phật ra đời, vì một đại sự, tùy cơ lớn nhỏ mà dẫn vào, nên có thập địa tam thừa đốn tiệm… gọi là giáo môn (giáo pháp). Tuy nhiên Chánh pháp nhãn tạng vô thượng vi diệu bí mật viên minh chân thật, phó chúc cho thượng thủ tôn giả Ca-diếp, lần lượt truyền trao hai mươi tám đời, đến Đạt-ma, ở nơi đất này, được Đại sư Huệ Khả kế thừa cho đến nay. Đem pháp bảo cùng với ca-sa được truyền, đem trao cho ông, khéo tự giữ gìn, chớ khiến cho đoạn dứt.

Nghe ta nói kệ:

Hữu tình lai hạ chủng
Nhân địa quả hoàn sanh
Vô tình ký vô chủng
Vô tánh diệc vô sanh.

Hữu tình đến (nên) gieo giống
Nhân đất quả lại sanh
Vô tình đã không giống
Không tánh cũng không sanh.

Lư quỳ nhận xong, thưa hỏi: Pháp đã nhận, y trao cho ai.

Tổ bảo: Xưa, Đạt-ma mới đến đây, người chưa tin, nên truyền y để minh chứng đắc pháp. Nay tín tâm đã thuần, y là đầu mối tranh giành, dừng nơi ông chẳng truyền nữa. Hãy đi xa ẩn, chờ thời hoằng hóa, tánh mạng người nhận y như chỉ mành treo chuông.

Lư thưa: Nên ẩn nơi đâu. Tổ bảo: Gặp Hoài thì dừng, gặp Hội[6] thì ẩn.

Lư lễ lạy, nhận y và rời đi. Ngay đêm này đi xa về phương Nam, đại chúng không biết. Ngũ Tổ sau đó chẳng thượng đường, đại chúng lấy làm lạ đến hỏi.

Tổ bảo: Đạo của ta đã đi rồi, sao lại hỏi.

Chúng thưa: Y pháp ai được.

Tổ bảo: Năng được.

Chúng bàn nhau, Lư hành giả tên Năng, liền đuổi theo.

Tổ truyền y pháp xong, qua bốn năm, đến niên hiệu Thượng Nguyên năm thứ hai (675), chợt bảo chúng rằng: Ta nay việc đã xong, đến lúc có thể đi được.

Liền vào thất ngồi yên mà tịch, thọ 74 tuổi, tháp nơi Đông Sơn Hoàng Mai. Đường Đại Tông (763-779) ban thụy hiệu là Đại Mãn, tháp hiệu Pháp Vũ. □


CHÚ THÍCH


[1] Quán chợ nơi cô ngủ nhờ nay là chùa Phật Mẫu, dòng họ Chu nơi đây rất thạnh (Theo lời Lâm Tuyền, Không Cốc Tập tắc 84).

[2] Xem đoạn thưa hỏi trong bài Tứ Tổ.

[3] Lư Trân vốn là một học sĩ ẩn cư, ông vẽ rất giỏi nên đương thời nhậm chức Cung Phụng tại triều đình. Cung Phụng lúc đó là chức quan bất luận là thuộc kỹ xảo về công việc nào.

[4] Lăng Già biến tướng: Những bức họa vẽ về những cảnh trong kinh Lăng Già. Thạch Động Đôn Hoàng còn rất nhiều những ‘biến tướng đồ’ của Phật giáo. “Ngũ Tổ huyết mạch đồ” là những bức họa miêu tả sự truyền pháp từ Sơ tổ Bồ-đề Đạt-ma đến Ngũ Tổ. Hiện nay các chùa thường có những tranh khắc về lịch sử truyền thừa các Tổ sư nổi trên tường cũng là dạng biến tướng đồ.

[5] Biệt giá là một chức quan thời xưa tại Trung Quốc, có từ đời Hán, phụ tá quan Thứ sử, theo xa giá của Thứ sử khi đi tuần tra, nên gọi là biệt giá 別駕. Thời Tùy, Đường đổi là Trưởng sử, sau phục lại tên cũ. Đôi khi để chỉ chức quan không có thực chức.

[6] Hoài Tập và Tứ Hội, phía bắc sông Tuy Giang, thị Thanh Viễn. Về sau nơi Tứ Hội có lập chùa để kỷ niệm ngày Lục Tổ ẩn thân nơi núi này.



Ngũ tổ hoằng nhẫn
五祖弘忍大師者,蘄州黃梅人也。先為破頭山中栽松道者。嘗請於四祖曰:法道可得聞乎?
祖曰:汝已老,脫有聞,其能廣化邪?儻若再來,吾尚可遲汝。迺去,行水邊,見一女子浣衣。揖曰:寄宿得否?女曰:我有父兄,可往求之。曰:諾,我即敢行。女首肯之,遂回策而去。女周氏季子也。歸輒孕,父母大惡,逐之。女無所歸,日傭紡里中,夕止於眾館之下。已而生一子,以為不祥,因拋濁港中。明日見之,泝流而上,氣體鮮明,大驚,遂舉之。成童,隨母乞食,里人呼為無姓兒。逢一智者,歎曰:此子缺七種相,不逮如來。
後遇信大師,得法嗣,化於破頭山。
*咸享中有一居士,姓盧名慧能,自新州來參謁。祖問曰:汝自何來?盧曰:嶺南。祖曰:欲須何事?盧曰:唯求作佛。祖曰:嶺南人無佛性,若為得佛?
盧曰:人即有南北,佛性豈然?
祖知是異人,乃訶曰:著槽廠去。盧禮足而退,便入碓坊,服勞於杵臼之間,晝夜不息。經八月,祖知付授時至,遂告眾曰:正法難解,不可徒記吾言,持為己任。汝等各自隨意述一偈,若語意冥符,則衣法皆付。
時會下七百餘僧。上座神秀者,學通內外,眾所宗仰,咸推稱曰:若非尊秀,疇敢當之?
神秀竊聆眾譽,不復思惟,乃於廊壁書一偈曰:身是菩提樹,心如明鏡臺。時時勤拂拭,莫使惹塵埃。
祖因經行,忽見此偈,知是神秀所述,乃讚歎曰後代依此修行,亦得勝果。其壁本欲令處士盧珍繪楞伽變相,及見題偈在壁,遂止不畫,各令念誦。盧在碓坊,忽聆誦偈,乃問同學:是何章句?同學曰:汝不知和尚求法嗣,令各述心偈?此則秀上座所述。和尚深加歎賞,必將付法傳衣也。
盧曰:其偈云何?同學為誦。盧良久曰:美則美矣,了則未了。同學訶曰:庸流何知,勿發狂言!盧曰:子不信邪?願以一偈和之。同學不答,相視而笑。盧至夜,密告一童子,引至廊下,盧自秉燭,請別駕張日用於秀偈之側,寫一偈曰:菩提本無樹,明鏡亦非臺。本來無一物,何處惹塵埃?祖後見此偈曰:此是誰作,亦未見性。眾聞師語,遂不之顧。逮夜,祖潛詣碓坊,問曰:米白也未?盧曰白也,未有篩。 祖於碓以杖三擊之。盧即以三鼓入室。祖告曰:諸佛出世為一大事,故隨機大小而引導之,遂有十地、三乘、頓漸等旨,以為教門。然以無上微妙、秘密圓明,真實正法眼藏付于上首大迦葉尊者,展轉傳授二十八世。至達磨屆于此土,得可大師承襲以至于今,以法寶及所傳袈裟用付於汝。善自保護,無令斷絕。聽吾偈曰:『有情來下種,因地果還生。無情既無種,無性亦無生。』
盧行者跪受衣法,啟曰:法則既受,衣付何人?祖曰:昔達磨初至,人未之信,故傳衣以明得法。今信心已熟,衣乃爭端,止於汝身,不復傳也。且當遠隱,俟時行化,所謂受衣之人,命如懸絲也。盧曰:當隱何所?祖曰:逢懷即止,遇會且藏。盧禮足已,捧衣而出。是夜南邁,大眾莫知。五祖自後不復上堂。大眾疑怪,致問。祖曰:吾道行矣!何更詢之?復問:衣法誰得邪?祖曰:能者得。於是眾議盧行者名能,尋訪既失,潛知彼得,即共奔逐。
五祖既付衣法,復經四載,至上元二年忽告眾曰:吾今事畢,時可行矣。即入室,安坐而逝。壽七十有四。建塔于黃梅之東山。代宗諡大滿禪師、法雨之塔。□



Trang 101 của 114« Đầu...102030...99100101102103104...110...Cuối »