Thiền Sư Hy Thiên (700-790)
(Đời thứ 2 sau Lục Tổ)
Thạch Đầu, Nam Nhạc
Hành Tư [THANH NGUYÊN] → Thạch Đầu Hy Thiên
Sư họ Trần, quê ở Cao Yếu, Đoan Châu. Lúc thọ thai Sư, mẹ thích ăn chay, không ưa đồ mặn. Khi còn hài nhi, Sư tự hành động lấy, không phiền mẹ săn sóc. Đến lớn khôn, Sư tự an ổn vui tươi, không khi nào tỏ vẻ không bằng lòng người.
Ở thôn Động Liêu, dân chúng sợ quỷ thần nên lập nhiều miếu thờ, thường họp nhau mua rượu làm bò tế lễ. Một hôm, đi chơi thấy dân chúng tế lễ, Sư bèn phá miếu giựt bò đem về. Một năm đến vài chục con mà hương lão không thể cấm.
Sư từ giã quyến thuộc đi xuất gia. Nghe Lục tổ Huệ Năng đang giáo hóa tại Tào Khê, Sư tìm đến thọ giáo. Lục Tổ độ Sư làm đệ tử. Sư chưa thọ giới Cụ túc, cũng chưa đạt đạo, Tổ đã báo tin sắp tịch.
Sư hỏi Tổ: Sau khi Hòa thượng viên tịch, con phải nương tựa nơi ai?
Tổ bảo: Tầm tư đi.
Tổ tịch rồi, mỗi ngày Sư đến bên cạnh tháp ngồi tư duy đến quên cả ăn ngủ. Có vị Thượng tọa thấy thế hỏi: Thầy đã tịch, ngươi làm gì ngồi đây mãi?
Sư thưa: Tôi vâng lời di huấn nên ngồi tư duy.
Thượng tọa bảo: Ngươi có sư huynh hiệu Hành Tư đang ở núi Thanh Nguyên, nên đến đó nương tựa, thầy dạy đã rõ, ngươi còn nghi gì?
Nghe lời dạy này, Sư thu xếp đồ đạc, tìm đến núi Thanh Nguyên ra mắt thiền sư Hành Tư.
[Phần đối đáp khi Sư đến núi Thanh Nguyên, xem lại bài thiền sư Hành Tư.]
*
Một hôm thiền sư Hành Tư hỏi: Có người nói Lãnh Nam có tin tức.
Sư thưa: Có người không nói Lãnh Nam có tin tức.
Hành Tư nói: Nếu thế, đại tạng tiểu tạng từ đâu mà ra?
Sư thưa: Thảy từ trong đây, trọn không chút việc khác.
Thiền sư Hành Tư gật đầu.
*
Đời Đường niên hiệu Khai Nguyên thứ mười sáu (728), Sư đến La Phù thọ giới Cụ túc.
Niên hiệu Thiên Bảo năm đầu (742), Sư tìm đến Hoành Nhạc tại chùa Nam Đài, cạnh chùa phía đông có gộp đá cao giống như cái đài, Sư lên đó cất am tranh ở. Thời nhân kính trọng Sư nên gọi là Hòa thượng Thạch Đầu.
Một hôm, thượng đường dạy chúng, Sư bảo: Pháp môn của ta do Phật trước truyền trao, không luận thiền định tinh tấn, chỉ đạt Tri kiến Phật, tức tâm tức Phật. Tâm, Phật, chúng sanh, Bồ-đề, phiền não tên tuy khác mà thể vẫn đồng. Các ngươi nên biết, thể tâm linh của mình lìa tánh đoạn và thường, không phải nhơ sạch, lặng lẽ tròn đầy, phàm thánh ngang bằng nhau, ứng dụng không lường, lìa tâm ý thức, ba cõi sáu đường chỉ do tâm mình hiện, như trăng đáy nước, bóng trong gương, đâu có sanh diệt. Các ngươi khéo biết nó thì không gì chẳng đủ.
*
Đệ tử Đạo Ngô hỏi: Ý chỉ Tào Khê người nào được?
Sư đáp: Người hội Phật pháp được.
Đạo Ngộ thưa: Thầy được chăng.
Sư bảo: Ta không hội Phật pháp.
*
Có vị tăng hỏi: Thế nào là giải thoát?
Sư đáp: Ai trói ngươi.
Thưa: Thế nào là Tịnh độ?
Sư bảo: Cái gì làm nhơ ngươi.
Thưa: Thế nào là Niết-bàn?
Sư nói: Ai đem sanh tử cho ngươi.
*
Sư hỏi vị tăng mới đến: Từ đâu đến?
Tăng thưa: Từ Giang Tây đến.
Sư nói: Thấy Mã đại sư chăng?
Tăng thưa: Dạ thấy.
Sư bèn chỉ khúc cây bảo: Mã đại sư sao giống cái này?
Tăng không đáp được, trở về thuật lại Mã Tổ.
Mã Tổ bảo: Ông thấy cây lớn nhỏ.
Thưa: Không lớn lắm.
Mã Tổ bảo: Ông thiệt là có sức.
Thưa: Sao vậy?
Tổ bảo: Ông từ Nam Nhạc vác được cây về đây, chẳng phải là người có sức sao.
*
Tăng hỏi: Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?
Sư đáp: Hỏi cây cột cái đi!
Tăng thưa: Con không hội.
Sư bảo: Ta cũng chẳng hội.
*
Đại Điên hỏi: Nói có nói không là hai bên, xin Thầy trừ?
Sư đáp: Một vật cũng không, trừ cái gì?
Sư lại hỏi: Dẹp bỏ cổ họng môi lưỡi, ngươi nói đi?
Đại Điên thưa: Không cái này.
Sư bảo: Như thế là ngươi được vào cửa.
*
Đạo Ngộ hỏi: Thế nào là đại ý Phật pháp?
Sư đáp: Không được, không biết.
Ngộ thưa: Tiến lên lại có chỗ chuyển hay không?
Sư bảo: Hư không không ngại mây trắng bay.
*
Sư ở Nam Nhạc có nhiều vị thần linh hiện ra nghe pháp và xin thọ quy giới. Đời Đường niên hiệu Quảng Đức năm thứ hai (763), đệ tử thỉnh Sư xuống Lương Đoan xiển hóa. Từ đây, hóa chủ Hồ Nam là Thạch Đầu, hóa chủ Giang Tây là Mã Tổ. Đến ngày rằm tháng chạp niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ sáu (790), Sư viên tịch, thọ chín mươi mốt tuổi, sáu mươi ba tuổi hạ. Vua sắc ban là Vô Tế Đại Sư, tháp hiệu Kiến Tướng.
Sư trước tác một thiên Đồng Tham Khế có chú giải lưu hành khá rộng, lại có làm một bài ca Thảo Am.
THẢO AM CA
Ngô kết thảo am vô bảo bối,
Phạn liễu tùng dung đồ thùy khoái,
Thành thời sơ kiến mao thảo tân,
Phá hậu hườn tương mao thảo cái.
Trụ am nhân, trấn thường tại,
Bất thuộc trung gian dữ nội ngoại,
Thế nhân trụ xứ ngã bất trụ,
Thế nhân ái xứ ngã bất ái.
Am tuy tiểu, hàm pháp giới,
Phương trượng lão nhân tương thể giải,
Thượng thừa Bồ-tát tín vô nghị,
Trung hạ văn chi tất sanh quái.
Vấn thử am, hoại bất hoại?
Hoại dữ bất hoại chủ nguyên tại,
Bất cư nam bắc dữ đông tây,
Cơ thượng kiên lao dĩ vi tối.
Thanh tùng hạ, minh song nội,
Ngọc điện châu lâu vị vi đối,
Nạp bì mông đầu vạn sự hưu,
Thử thời sơn tăng đô bất hội.
Trụ thử am, hưu tác giai,
Thùy khoa phô tịch đồ nhân mãi,
Hồi quang phản chiếu tiện quy lai,
Khoách đạt linh căn phi hướng bối.
Ngộ Tổ sư thân huấn hối,
Kết thảo vi am mạc sanh thối,
Bách niên phao phước nhậm tung hoành,
Bãi thủ tiện hành thả vô tội.
Thiên chủng ngôn, vạn ban giải,
Chỉ yếu giáo quân trường bất muội,
Dục thức am trung bất tử nhân,
Khởi ly nhi kim giá bì đại.
Tôi cất am tranh không của báu,
Ăn xong thong thả ngủ ngon lành,
Khi thành nhìn thấy cỏ tranh xanh,
Lúc hỏng lại tìm cỏ tranh lợp.
Người chủ am vẫn mãi còn,
Không thuộc khoảng giữa chẳng ngoài trong,
Chỗ trụ người đời, ta chẳng trụ,
Chỗ yêu người đời, ta chẳng yêu (ưa).
Am tuy nhỏ, trùm khắp giới,
Lão già phương trượng mới hiểu tường,
Bồ tát thượng thừa tin chẳng ngại,
Trung hạ nghe đây ắt lạ kỳ.
Hỏi am này hoại chẳng hoại?
Hoại cùng chẳng hoại chủ mãi còn,
Chẳng ở đông tây hoặc nam bắc,
Nền móng vững vàng là rất chắc.
Dưới tùng xanh, trăng rọi song,
Điện ngọc lầu châu chưa dám đối,
Màn che chăn đắp muôn việc thôi,
Khi này sơn tăng toàn chẳng hội.
Ở am này, thôi khởi nghỉ,
Ai khéo trải chiếu mời người mua,
Hồi quang phản chiếu là trở về,
Đạt suốt linh căn không theo bỏ.
Gặp Tổ sư thân chỉ dạy,
Kết cỏ làm am chớ thối lui,
Trăm năm bỏ sạch mặc tung hoành,
Buông thõng tay đi vẫn không tội.
Ngàn thứ nói, muôn điều hiểu,
Chỉ cốt dạy anh thường chẳng muội,
Muốn biết không chết, người trong am,
Đâu rời đãy da hiện nay có.
[TSTH1 – HT]
THẠCH ĐẦU HY THIÊN bổ sung [NĐHN Q.5]
Hỏi: Thế nào là thiền?
Sư bảo: Đá mài.
Hỏi: Thế nào là đạo?
Sư bảo: Cây gỗ.
Sư nhân đọc Triệu Luận đến câu “Bậc chí nhân trống rỗng vô hình mà vạn vật đều do tâm tạo. Ngộ được vạn vật đều quy về tự kỷ, ấy chỉ có Bậc Thánh mới chứng được”, bèn tựa ghế nói: Thánh nhân không có cái ta, chỗ “không” đó chẳng có ta. Pháp thân không hình trạng, cái gì mà bảo ta-người. Viên giám Linh chiếu ở nơi đây, thể huyền của vạn tượng tự hiện, cảnh trí chẳng phải một, ai bảo có đến-đi. Rốt ráo thay lời này!
Sư liền đóng sách lại, bất giác ngủ mộng thấy cùng Lục Tổ cỡi trên lưng rùa bơi nơi hồ sâu. Thức giấc nhớ lại: Linh quy là trí, hồ sâu là tánh hải, ta cùng với Tổ sư, cùng cỡi trên linh trí mà dạo tánh hải. Bèn trước tác “Tham Đồng Khế”.
thạch đầu hy thiên
南嶽石頭希遷禪師,端州高要陳氏子。母初懷娠,不喜葷茹。師雖在孩提,不煩保母。既冠,然諾自許。鄉洞獠民畏鬼神,多淫祀,殺牛釃酒,習以為常。師輒往毀叢祠,奪牛而歸,歲盈數十,鄉老不能禁。
後直造曹谿,得度未具戒。屬祖圓寂,稟遺命謁青原,乃攝衣從之。﹝緣會語句,青原章敘之。﹞沙彌希遷問曰。和尚百年後。希遷當依附何人。祖曰。尋思去。及祖順世。遷每於靜處端坐。寂若忘生。第一座問曰。汝師已逝。空坐奚為。遷曰。我稟遺誡。故尋思耳。座曰。汝有師兄思和尚。今住吉州。汝因緣在彼。師言甚直。汝自迷爾。遷聞語。便禮辭祖龕。直詣靜居參禮。
*一日,原問師曰:有人道嶺南有消息。師曰:有人不道嶺南有消息。曰:若恁麼,大藏小藏從何而來?師曰:盡從這裡去。原然之。
*師於唐天寶初,薦之衡山南寺。寺之東有石,狀如臺,乃結庵其上,時號石頭和尚。
**上堂:吾之法門,先佛傳受。不論禪定精進,唯達佛之知見。即心即佛,心佛眾生,菩提煩惱,名異體一。汝等當知,自己心靈,體離斷常,性非垢淨。湛然圓滿,凡聖齊同。應用無方,離心意識。三界六道,唯自心現。水月鏡像,豈有生滅?汝能知之,無所不備。
*時門人道悟問:曹谿意旨誰人得?師曰:會佛法人得。曰:師還得否?師曰:不得。曰:為甚麼不得?師曰:我不會佛法。
*僧問:如何是解脫?師曰:誰縛汝?問:如何是淨土?師曰:誰垢汝?問:如何是涅槃?師曰:誰將生死與汝?
*師問新到:從甚麼處來?曰:江西來。師曰:見馬大師否?曰:見。師乃指一橛柴曰:馬師何似這箇?僧無對。卻回舉似馬祖,祖曰:汝見橛柴大小。曰:沒量大。祖曰:汝甚有力。僧曰:何也?祖曰:汝從南嶽負一橛柴來,豈不是有力?
*問:如何是西來意?師曰:問取露柱。曰:學人不會。師曰:我更不會。
*大顛問:古人云,道有道無俱是謗。請師除。
師曰:一物亦無,除箇甚麼?
*師卻問:併卻咽喉脣吻,道將來?顛曰:無這箇。師曰:若恁麼,汝即得入門。
*道悟問:如何是佛法大意?師曰:不得不知。悟曰:向上更有轉處也無?師曰:長空不礙白雲飛。
*南嶽鬼神多顯跡聽,法師皆與授戒。廣德二年,門人請下于梁端,廣闡玄化。貞元六年順寂,塔于東嶺。德宗諡無際大師,塔曰見相。
Thảo Am Ca
草庵歌
吾結草庵無寶貝,
飯了從容圖睡快。
成時初見茅草新,
破後還將茅草蓋。
住庵人,鎮常在。
不屬中間與內外。
世人住處我不住,
世人愛處我不愛。
庵雖小,含法界。
方丈老人相體解。
上乘菩薩信無疑,
中下聞之必生怪。
問此庵,壞不壞。
壞與不壞主元在。
不居南北與東西,
基址堅牢以為最。
青松下,明窗內。
玉殿朱樓未為對。
衲帔幪頭萬事休,
此時山僧都不會。
住此庵,休作解。
誰誇鋪席圖人買。
迴光返照便歸來,
廓達靈根非向背。
遇祖師,親訓誨。
結草為庵莫生退。
百年拋卻任縱橫,
擺手便行且無罪。
千種言,萬般解。
只要教君長不昧。
欲識庵中不死人,
豈離而今這皮袋。
[Xem tiếp Tham Đồng Khế]