Thiền Sư Chí Đạo

Chư hạnh vô thường, là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui

Thiền Sư Chí Đạo
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Quảng Châu
Lục Tổ Huệ Năng → Quảng Châu Chí Đạo

Tăng Chí Đạo, người quê ở Nam Hải, Quảng Châu đến thưa hỏi, thưa rằng: Học nhân từ xuất gia, xem kinh Niết-Bàn hơn mười năm chưa rõ được đại ý, cúi mong Hòa thượng thương xót chỉ dạy.

Tổ bảo: Chỗ nào ông chưa rõ?

Thưa rằng: “Chư hạnh vô thường, là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui”, nơi đây con nghi ngờ.

Tổ hỏi: Ông nghi như thế nào?

Thưa rằng:

Tất cả chúng sanh đều có hai thân gọi là Sắc thân và Pháp thân. Sắc thân vô thường có sanh có diệt, Pháp thân có thường không tri không giác.

Kinh nói: “Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui”, chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui? Nếu là Sắc thân, khi Sắc thân tịch diệt, bốn đại phân tán, toàn là khổ, khổ không thể nói vui; nếu Pháp thân tịch diệt tức đồng cỏ cây gạch đá, ai sẽ thọ vui?

Lại Pháp tánh là thể của sanh diệt, năm uẩn là dụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanh diệt là thường, sanh thì từ thể khởi dụng, diệt thì từ dụng nhiếp về thể, nếu cho lại sanh tức là loài hữu tình không đoạn không diệt, nếu chẳng cho lại sanh tức là hằng trở về tịch diệt thì đồng với vật vô tình, như thế ắt tất cả pháp bị sự ngăn cấm của Niết-bàn, còn chẳng được sanh, có gì là vui?

Tổ quở:

Ông là Thích tử sao lại tập theo ngoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về pháp Tối thượng thừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài Sắc thân riêng có Pháp thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt.

Lại suy luận Niết-bàn thường lạc, nói có thân thọ dụng, đây là chấp chặt về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian. Nay ông nên biết, Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần. Ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu.

Phật vì thương những người này, mới chỉ dạy Niết-bàn chân lạc, trong sát-na không có tướng sanh, trong sát-na không có tướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt. Cho dù tịch diệt hiện tiền, chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui này không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ. Há có tên một thể năm dụng, huống là lại nói Niết-bàn ngăn cấm các pháp, khiến hằng chẳng sanh. Đây là ông chê Phật hủy pháp.

Hãy nghe ta nói kệ:

Đại Niết-bàn vô thượng
Tròn sáng thường lặng soi
Phàm ngu gọi là chết
Ngoại đạo chấp là đoạn.

Những người cầu Nhị thừa
Cho đó là vô tác
Trọn thuộc chỗ tình chấp
Gốc sáu mươi hai chấp.

Dối lập tên hư giả
Sao đạt nghĩa chân thật
Chỉ có người vượt qua
Thông suốt không thủ xả.

Do biết pháp năm uẩn
Và ngã ở trong uẩn
Ngoài hiện các sắc tượng
Mỗi mỗi tướng âm thanh.

Chí Đạo nghe kệ đại ngộ, vui mừng nhảy nhót, làm lễ rồi lui.



廣州志道禪師者,南海人也。初參六祖,問曰:「學人自出家覽涅槃經僅十餘載,未明大意,願和尚垂誨。」祖曰:「汝何處未了?」對曰:「諸行無常,是生滅法。生滅滅已,寂滅為樂。於此疑惑。」祖曰:「汝作麼生疑?」

對曰:「一切眾生皆有二身,謂色身、法身也。色身無常,有生有滅。法身有常,無知無覺。經云『生滅滅已,寂滅為樂』者,未審是何身寂滅?何身受樂?若色身者,色身滅時,四大分散,全是苦。苦不可言樂。若法身寂滅,即同草木瓦石,誰當受樂?

又法性是生滅之體,五蘊是生滅之用。一體五用,生滅是常。生則從體起用,滅則攝用歸體。若聽更生,即有情之類不斷不滅。若不聽更生,即永歸寂滅,同於無情之物。如是則一切諸法,被涅槃之所禁伏,尚不得生,何樂之有!」

祖曰:「汝是釋子,何習外道斷常邪見,而議最上乘法?據汝所解,即色身外,別有法身,離生滅求於寂滅。

又推涅槃常樂,言有身受者,斯乃執吝生死,耽著世樂。汝今當知,佛為一切迷人,認五蘊和合為自體相,分別一切法為外塵相。好生惡死,念念遷流,不知夢幻虛假,枉受輪迴,以常樂涅槃翻為苦相,終日馳求。

佛愍此故,乃示涅槃真樂,剎那無有生相,剎那無有滅相,更無生滅可滅。是則寂滅見前,當見前之時,亦無見前之量,乃謂常樂。此樂無有受者,亦無不受者。豈有一體五用之名?何況更言涅槃禁伏諸法,令永不生。斯乃謗佛毀法。

聽吾偈曰:『無上大涅槃,圓明常寂照。凡愚謂之死,外道執為斷。諸求二乘人,目以無為作。盡屬情所計,六十二見本。妄立虛假名,何為真實義。唯有過量人,通達無取捨。以知五蘊法,及以蘊中我,外現眾色象,一一音聲相。平等如夢幻。不起凡聖見。不作涅槃解,二邊三際斷。常應諸根用,而不起用想。分別一切法,不起分別想。劫火燒海底,風鼓山相擊。真常寂滅樂,涅槃相如是。吾今彊言說,令汝捨邪見。汝勿隨言解,許汝知少分。』」

師聞偈踊躍,作禮而退。

Trang 38 của 114« Đầu...102030...363738394041...506070...Cuối »