Thiền Sư Vô Trụ

Thiền Sư Vô Trụ (714-774) 
Chùa Bảo Đường, Ích Châu
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn → Tư Châu Trí Sằn → Tư Châu Xử Tịch → Ích Châu Vô Tướng → Bảo Đường Vô Trụ

Sư họ Lý, quê ở huyện Phượng Tường My. Năm 20 tuổi, võ nghệ tuyệt luân; đã từng nhậm chức quan Tiên phong vệ tiền du dịch, sau từ quan tầm sư học đạo. Lúc đầu theo học thiền Đốn ngộ với cư sĩ Trần Sở Chương, được mật truyền tâm pháp.
*
Năm Thiên Bảo (742-755), Sư nghe nói ở Phạm Dương Thứ Sơn có Hòa thượng Minh, Đông Kinh có Hòa thượng Thần Hội, phủ Thái Nguyên có Hòa-thượng Tự Tại đang truyền thiền pháp Đốn ngộ của Huệ Năng; Vô Trụ bèn tìm đến phủ Thái Nguyên cầu học với Hòa thượng Tự Tại. Năm Thiên Bảo thứ 8 (749), ở đây thọ giới Cụ túc, sau đó đến chùa Thanh Lương ở Ngũ Đài Sơn cầu học, năm sau đến chùa An Quốc và chùa Sùng Thánh ở Trường An tham học.

Năm Thiên Bảo thứ 10 (751), rời Trường An đến núi Hạ Lan trụ hai năm; nghe nói thiền sư Vô Tướng ở Kiếm Nam truyền thiền pháp Đốn ngộ, Vô Trụ bái phục ba câu Thiền yếu Vô ức, vô niệm và mạc vọng của Vô Tướng, nên Sư tìm đến Kiếm Sơn tham học.

Nhưng đến Linh Châu bị vua Diêu Tự lưu lại, mãi đến năm Chí Đức thứ hai (757) mới rời được Linh Châu.

Để đến được chùa Tịnh Chúng, Sư đã từng đi qua các nơi như: Định Viễn, Phong Ninh, Phụng Tường, Thái Bạch Sơn và Nam Lương Châu; đến tháng giêng năm Càn Nguyên thứ hai (759) mới đến được chùa Tịnh Chúng.

Trong thời gian này, Vô Trụ mặc nhận ý của Vô Tướng, đến núi Thiên Thương (còn gọi là núi Bạch Nham) ở Mậu Châu thuộc phía tây Thành Đô trụ, chuyên tu thiền pháp Vô niệm.

Đối với Sư, một ngày sáu thời không lễ Phật sám hối, không tụng kinh niệm Phật, ngay cả sự cúng dường thường nhật Sư cũng không nhận; lối hành trì này hợp với Vô Tướng, nên được Vô Tướng truyền Tín y ca-sa, nhưng chưa đến tay Vô Trụ thì bị thất lạc.

[Theo Lịch Đại Pháp Bảo Ký]

(Còn tiếp)



Đối Chiếu danh từ riêng Anh-Hán-Việt

Yizhou = 益州 = Ích Châu
Baotang Si = 保唐寺 = Bảo Đường tự
Wuzhu = 無住 = Vô Trụ (714-774)
Wuxiang = 無相 = Vô Tướng (684-762)
Baiyan mountain = 白崖山 = Bạch Nhai Sơn
Nanyang (Sichuan) = 南陽 = Nam Dương (Tứ Xuyên)
no-thought = 無念 = vô niệm



[NĐHN]
益州保唐寺無住禪師,初得法於無相大師。乃居南陽白崖山,專務宴寂。經累歲,學者漸至,勤請不已。自此垂誨,雖廣演言教,而唯以無念為宗。

Bản dịch này chỉ trích đoạn, nên bản Hán chỉ trích những đoạn tương đồng với bản Việt

[曆代法寶記 ]
和上鳳翔郿縣人也。俗姓李。法號無住。… 時年二十。膂力過人。武藝絕倫。當此之時。… (信安王留充)衛前遊弈先峰官。 遂乃捨官宦。尋師訪道。
忽遇白衣居士陳楚璋。… 密契相知。默傳心法。

*天寶年間。忽聞范陽到次山有明和上。東京有神會和上。大原府有自在和上。並是第六祖師弟子。說頓教法。和上當日之時亦未出家。遂往太原禮拜自在和上。
*… 天寶八載具戒已。便辭老和上。向五臺山清涼寺。 天寶九載夏滿出山。至西京安國寺崇聖寺往來。
天寶十載。從西京卻至北靈州。 居賀蘭山二年。
“說無憶無念莫妄。”
…至德二載十月。從北靈出。
… 向定遠城及豐寧… 漸漸南行至鳳翔。
… 又取太白山路入住太白山。經一夏滿取細水路出至南涼州。
乾元二年正月。 到城都府淨泉寺。

 




Trang 50 của 114« Đầu...102030...484950515253...607080...Cuối »