Thiền Sư Pháp Đạt

Tâm mê Pháp Hoa chuyển
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa

Thiền Sư Pháp Đạt
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Hồng Châu
Lục Tổ Huệ Năng → Hồng Châu Pháp Đạt

Sư người Phong Thành, Hồng Châu. Năm bảy tuổi xuất gia, Sư tụng kinh Pháp Hoa, sau khi thọ giới Cụ túc, Sư đến lễ bái Lục Tổ mà đầu không sát đất.

Tổ mới quở: Lễ mà đầu không sát đất, chi bằng đừng lễ, trong tâm ông ắt có một vật, vậy ông chứa chất sự nghiệp gì?

Pháp Đạt thưa: Tôi tụng kinh Pháp Hoa đã đến ba ngàn bộ.

Tổ bảo: Nếu ông tụng đến muôn bộ, được ý kinh mà chẳng cho là hơn, ắt cùng với ta sánh vai, nay ông mang sự nghiệp này, trọn không biết lỗi, nghe ta nói kệ:

Lễ cốt chặt cờ mạn,
Sao đầu không sát đất?
Có ngã tội liền sanh,
Quên công phước vô tỷ.

Tổ lại hỏi: Ông tên gì?

Pháp Đạt thưa: Tên Pháp Đạt.

Tổ bảo: Ông tên Pháp Đạt mà đâu từng đạt pháp.

Lại nói bài kệ:

Nay ông tên Pháp Đạt
Chuyên tụng chưa từng thôi
Tụng rỗng chỉ theo tiếng
Sáng tâm hiệu Bồ-tát.
Nay ông vì có duyên
Nay tôi vì ông nói
Chỉ tin Phật không lời
Hoa sen từ miệng phát.

Sư nghe kệ hối hận, tạ lỗi thưa: Từ nay về sau con sẽ khiêm cung đối với tất cả. Đệ tử tụng kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu được nghĩa kinh, tâm thường có nghi, Hòa thượng là bậc trí tuệ rộng lớn, cúi mong lược nói nghĩa lý trong kinh.

Tổ bảo: Ông tụng kinh này, lấy cái gì làm tông?

Sư thưa: Học nhân căn tánh ám độn, từ trước đến nay chỉ y văn mà tụng niệm, đâu có biết tông thú.

Tổ bảo: Ông thử lấy kinh tụng một biến, tôi sẽ vì ông giải nói.

Sư liền cất tiếng tụng, đến phẩm Phương Tiện, Tổ bảo: Dừng! Kinh này nguyên lai lấy nhân duyên ra đời làm tông, dù nói nhiều thứ thí dụ cũng không vượt qua chỗ này. Sao là nhân duyên? Kinh nói chư Phật Thế Tôn chỉ có một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời, một đại sự đó là Tri kiến Phật. Ông dè dặt chớ hiểu lầm ý kinh, nghe trong kinh nói khai thị ngộ nhập rồi tự cho là Tri kiến của Phật, chúng ta thì vô phần. Nếu khởi cái hiểu này tức là chê bai kinh, hủy báng Phật vậy. Phật kia đã là Phật rồi, đã đầy đủ tri kiến, cần gì phải khai nữa. Nay ông phải tin Phật tri kiến đó chỉ là Tự tâm của ông, lại không có Phật nào khác. Vì tất cả chúng sanh tự che phủ cái quang minh, tham ái trần cảnh, ngoài thì duyên (với ngoại cảnh), trong tâm thì lăng xăng, cam chịu lôi cuốn, liền nhọc đức Thế Tôn kia từ trong tam-muội mà dậy, dùng bao nhiêu phương tiện nói đến đắng miệng, khuyên bảo khiến các ông buông dứt chớ hướng ra ngoài tìm cầu thì cùng Phật không hai, nên nói “khai Phật tri kiến”.

Sư thưa: Nếu vậy thì chỉ được hiểu nghĩa, chẳng cần phải tụng kinh chăng?

Tổ bảo: Kinh có lỗi gì? Đâu có chướng ngại ông tụng, chỉ vì mê ngộ là tại người, tổn giảm hay lợi ích là do mình, miệng tụng tâm hành tức là chuyển được kinh, còn miệng tụng mà tâm không hành tức là bị kinh chuyển. Hãy nghe ta nói kệ đây:

Tâm mê Pháp Hoa chuyển
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa
Tụng lâu không rõ nghĩa
Cùng nghĩa trở thành thù.
Không niệm niệm là chánh
Có niệm niệm là tà
Có không đều chẳng chấp
Hằng ngồi xe bạch ngưu.

Sư nghe kệ lại thưa: Kinh nói các vị Đại Thanh văn cho đến Bồ tát đều đem hết khả năng suy nghĩ cùng chung nghĩ lường cũng không thể nào đo được trí của Phật, ngày nay khiến kẻ phàm phu chỉ ngộ được Tự tâm liền gọi là Tri kiến Phật, tự chẳng phải là hàng thượng căn nên chưa khỏi nghi báng. Lại kinh nói ba xe: xe dê, xe nai, xe trâu cùng với xe trâu trắng khác nhau như thế nào? Cúi xin Hòa thượng rủ lòng từ khai thị cho.

Tổ bảo: Ý kinh rõ ràng, ông tự mê trái. Các hạng người Tam thừa không thể đo lường được Trí tuệ Phật, đó là lỗi tại chỗ đo lường.

Dù ông đem tất cả sự suy nghĩ mà suy xét lại càng thêm xa vời. Phật vốn vì phàm phu mà nói, chẳng phải vì Phật mà nói. Lý này nếu chẳng tin chắc thì sẽ như những vị Thanh văn trong hội Pháp Hoa thối tịch vậy. Đâu chẳng biết đã ngồi trên xe bạch ngưu lại tìm ba xe ngoài cửa; huống là kinh văn rõ ràng , nói cho ông, chỉ một Phật thừa, không có thừa nào khác. Ông sao chẳng tỉnh, ba xe là giả, là việc thuở xưa, một xe là thật, là việc hiện nay, chỉ dạy ông dẹp giả trở về thật, sau khi trở về thật, thật cũng không tên. Nên biết có những của báu trọn thuộc về ông, do ông thọ dụng, lại không khởi tưởng của cha, cũng không khởi tưởng của con, cũng không khởi tưởng dùng, ấy gọi là trì kinh Pháp Hoa, từ kiếp này đến kiếp khác, tay không rời quyển kinh, từ sáng đến tối không lúc nào chẳng tụng kinh.

Sư nhờ chỉ dạy, vui mừng nhảy nhót liền nói kệ khen rằng:

Kinh tụng tam thiên bộ
Tào khê nhất cú vong
Vị minh xuất thế chỉ
Ninh hiết lụy sanh cuồng.
Dương lộc ngưu quyền thiết
Sơ trung hậu thiện dương
Tùy tri hỏa trạch nội
Nguyên thị pháp trung vương.

Kinh tụng ba ngàn bộ
Tào Khê một câu quên
Chưa rõ ý xuất thế
Đâu hết cuồng nhiều đời.
Dê, nai, trâu quyền lập
Trước, giữa, sau khéo bày
Ai biết trong nhà lửa
Nguyên là vị vua Pháp.

Tổ bảo: Từ nay về sau ông mới đáng gọi là Tăng tụng kinh.

Sư từ đây lãnh hội huyền chỉ, cũng không ngừng tụng kinh. □



洪州法達禪師者,洪州豐城人也。七歲出家,誦法華經,進具之後,禮拜六祖,頭不至地。祖訶曰:「禮不投地,何如不禮!汝心中必有一物,蘊習何事邪?」
師曰:「念法華經已及三千部。」
祖曰:「汝若念至萬部,得其經意,不以為勝,則與吾偕行。汝今負此事業,都不知過。聽吾偈曰:『禮本折慢幢,頭奚不至地?有我罪即生,亡功福無比。』」
祖又曰:「汝名甚麼?」
對曰:「名法達。」
祖曰:「汝名法達,何曾達法?」
復說偈曰:「汝今名法達,勤誦未休歇。空誦但循聲,明心號菩薩。汝今有緣故,吾今為汝說。但信佛無言,蓮華從口發。」
師聞偈,悔過曰:「而今而後,當謙恭一切。惟願和尚大慈,略說經中義理。」
祖曰:「汝念此經,以何為宗?」
師曰:「學人愚鈍,從來但依文誦念,豈知宗趣?」
祖曰:「汝試為吾念一遍,吾當為汝解說。」

師即高聲念經,至方便品。祖曰:「止。此經元來以因緣出世為宗。縱說多種譬喻,亦無越於此。何者?因緣唯一大事,一大事即佛知見也。
汝慎勿錯解經意,見他道開示悟入,自是佛之知見,我輩無分。若作此解,乃是謗經毀佛也。彼既是佛,已具知見,何用更開?
汝今當信,佛知見者,只汝自心,更無別體。蓋為一切眾生自蔽光明,貪愛塵境,外緣內擾,甘受驅馳,便勞他從三昧起,種種苦口,勸令寢息,莫向外求,與佛無二。故云:開佛知見。汝但勞勞執念,謂為功課者,何異氂牛愛尾也。」
師曰:「若然者,但得解義,不勞誦經邪?」
祖曰:「經有何過,豈障汝念?只為迷悟在人,損益由汝。聽吾偈曰:『心迷法華轉,心悟轉法華。誦久不明已,與義作讎家。無念念即正,有念念成邪。有無俱不計,長御白牛車。』」
師聞偈再啟曰:「經云諸大聲聞,乃至菩薩,皆盡思度量,尚不能測於佛智,今令凡夫但悟自心,便名佛之知見,自非上根,未免疑謗。又經說三車,大牛之車與白牛車如何區別?願和尚再垂宣說。」
祖曰:「經意分明。汝自迷背,諸三乘人不能測佛智者,患在度量也。饒伊盡思共推,轉加懸遠。佛本為凡夫說,不為佛說。此理若不肯信者,從他退席。
殊不知坐卻白牛車,更於門外覓三車。況經文明向汝道,無二亦無三,汝何不省三車是假?為昔時故,一乘是實,為今時故,只教你去假歸實。歸實之後,實亦無名。應知所有珍財,盡屬於汝,由汝受用,更不作父想,亦不作子想,亦無用想。是名持法華經,從劫至劫,手不釋卷,從晝至夜,無不念時也。」
師既蒙啟發,踊躍歡喜,以偈贊曰:「經誦三千部,曹谿一句亡。未明出世旨,寧歇累生狂。羊鹿牛權設,初中後善揚。誰知火宅內,元是法中王。」
祖曰:「汝今後方可為『念經僧』也。」
師從此領旨,亦不輟誦持。

Trang 42 của 114« Đầu...102030...404142434445...506070...Cuối »